Từ HánViệt Nguyên khối và những từ ghép giữa một yếu tố Hán

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 83 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2 Từ HánViệt Nguyên khối và những từ ghép giữa một yếu tố Hán

yếu tố Việt

Trước hết là những từ Hán Việt nguyên khối trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. Từ nguyên khối là từ mườn hoàn toàn từ tiếng Hán cả về từ vựng và ngữ nghĩa.Qua việc khảo sát ở 25 tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, chúng tôi phát hiện có khá nhiều từ Hán Việt nguyên khối đã được sử dụng. Ví dụ trong "thư gửi Tổng thư ký quốc tế nông dân" với tổng số từ Hán Việt là 108 từ, trong đó từ nguyên khối là 26 từ, chiếm 24,1%. Cụ thể như sau: đồng chí, thư ký, quyết định, tổ chức, lãnh đạo, tuyên truyền, tuyên ngôn, địa chỉ, phổ biến, danh nghĩa, bất hợp pháp,...

"Gửi đồng chí Đômban, Tổng thư ký Quốc tế Nông dân"

(Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế Nông dân – 1) Theo từ điển Hán Việt thì đồng chí là người có chí hướng tâm sự như nhau. Như vậy khi mượn nguyên khối từ Hán Việt trên, Hồ Chí Minh đã coi Đômban là người bạn có cùng chí hướng với mình, đó là việc đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động. Hay trong bản "Tuyên ngôn độc lập" cũng vậy để đảm bảo tính trang trọng Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều từ Hán Việt nguyên khối. Trong đó có những từ có số lần xuất hiện cao như: độc lập, tự do, bình đẳng,...cụ thể chúng tôi thấy, từ độc lập với 8 lần xuất hiện, từ tự do với 10 lần xuất hiện trong tác phẩm. Chúng ta đều biết, đối tượng hướng tới của bản tuyên ngôn không phải chỉ riêng dân tộc ta mà còn hướng tới nhiều dân tộc khác trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Pháp và Mỹ. Như vậy khi sử dụng những từ Hán Việt nguyên khối trên nó thể hiện sự trang trọng lại vừa khẳng định một nguyên lý độc lập đồng thời là ý chí quyết tâm của toàn thể dân tộc ta.

Bên cạnh những từ nguyên khối, trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, chúng ta bắt gặp khá nhiều từ ghép giữa một yếu tố Hán và một yếu tố Việt. Trong hầu hết những bức thư gửi cho đồng bào, chiến sĩ cả nước Hồ Chí Minh đều sử dụng từ "thân mến" để đặt ở phần mở đầu. Thân mến có cách cấu tạo khá đặc biệt: thân là từ Hán với nghĩa là thương yêu – gần gũi – cha mẹ - họ hàng ; còn với từ mến theo từ điển tiếng Việt nó đóng vai trò là một động từ hay những tổ hợp tương đương, với ý nghĩa là thương – ưa. Hay ở trong tác phẩm "Gửi Tổng thư ký Quốc tế Nông dân", Hồ Chí Minh lại sử dụng từ cơ hội, theo cách giải thích của từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

điển tiếng Việt thì có 2 nét nghĩa (1. gần, sắp ; 2. điều báo trước, bí mật) ; Hội

theo từ điển Hán Việt có nghĩa là ý tứ và sự tình hợp nhau – bản lĩnh và sự tình hợp nhau. Như vậy, khi sử dụng những từ Hán Việt kiểu này vừa giữ được sắc thái trang trọng, vừa thể hiện nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Chính điều này đã làm nên một phong cách riêng mà có lẽ chỉ Hồ Chí Minh mới có.

3.3 Tiểu kết chƣơng 3

Qua việc phân tích giá trị sử dụng từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Từ Hán Việt là một trong những bộ phận quan trọng trong việc cấu thành nên tiếng Việt. Thông qua đó, ta thấy rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai nói chung và từ Hán Việt nói riêng trong tiếng Việt. Việc sử dụng từ Hán Việt sẽ tạo nên những tầng giá trị mới cho các tác phẩm nghệ thuật của mình.

2. Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, được thể hiện chủ yếu qua các vấn đề chính sau đây:

2.1 Việc sử dụng từ Hán Việt để viết cho ai: Viết cho những người dân lao động bình dị chân lấm tay bùn ; viết cho bạn bè quốc tế ; viết cho các nhân sĩ trí thức ; viết cho các lực lượng vũ trang ; viết cho các tổ chức chính trị và viết cho kẻ thù. Nhìn chung, đối tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh luôn luôn lựa chọn cách viết sao cho phù.

2.2 Việc sử dụng từ Hán Việt để viết về cái gì:Viết về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tình thần đoàn kết ; viết về những tội ác của quân thù.

Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát chúng tôi nhận thấy, những từ Hán Việt được Hồ Chí Minh sử dụng để viết cho ai (đối tượng thưởng thức) nhiều hơn để viết về cái gì (nội dung viết). Điều đó đã chứng tỏ rằng, khi cầm bút sáng tác văn chương, vấn đề mà Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất vẫn là đối tượng mà tác phẩm văn học hướng tới. Đây là một trong những đặc điểm góp phần tạo nên đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt của Hồ Chí Minh.

Những từ Hán Việt được Hồ Chí Minh lựa chọn và sử dụng trong các tác phẩm văn chính luận của mình đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật to lớn. Và đây cũng là một trong những điều làm cho văn chính luận của Hồ Chí Minh nói riêng và các tác phẩm của Người nói chung trường tồn mãi mãi trong lòng độc giả trong và ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

KẾT LUẬN

1. Từ Hán Việt đi vào kho từ vựng tiếng Việt khi tiếng Việt đã ổn định. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của chúng trong việc làm phong phú, đa dạng thêm vốn từ vựng của tiếng Việt. Từ Hán Việt vẫn có những đặc điểm riêng về ngữ nghĩa, hoạt động ngữ pháp, phong cách và sử dụng. Chính vì vậy, khi được sử dụng trong các tác phẩm, từ Hán Việt đã trở thành một phương thức hữu hiệu của các nhà văn, nhà thơ trong việc thể hiện ý đồ và tư tưởng của riêng mình. Kết quả khảo sát từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh đã cho thấy rằng: Việc nghiên cứu lớp từ này trong các sáng tác của Hồ Chí Minh là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn giảng dạy.

2. Từ Hán Việt được sử dụng trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh là tương đối lớn: Với tổng số 12250 từ trong đó từ Hán Việt là 3534 từ, chiếm 28,8%. Xuất hiện ở hầu hết các thể loại như: Các bức thư ; những lời kêu gọi, lời hiệu triệu ; tuyên ngôn ; những bài báo và bài trả lời phóng vấn. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau mà số lượng Hán Việt được sử dụng nhiều hay ít. Qua việc khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả các từ Hán Việt, chúng ta đã thấy được phần nào diện mạo của lớp từ này trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh.

2.1 Nếu xét từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh về mặt cấu tạo, kết quả khảo sát của luận văn đã cho thấy: từ đơn chiếm số lượng ít với 332 từ trên tổng số 3534 từ Hán Việt, chiếm 9,4% ; còn từ phức chiếm số lượng lớn nhất 1745 từ trên tổng sô 3534 từ Hán Việt, chiếm 49,5% (trong đó bao gồm cả từ ghép và từ láy). Số lượng từ phức được sử dụng nhiều cũng hết sức dễ hiểu. Vì nếu sử dụng nhiều từ đơn sẽ gây ra sự nặng nề, trừu tượng cho người đọc. Cho nên Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều từ phức trong đó số lượng từ ghép được sử dụng nhiều nhất. Mặt khác, khi sử dụng từ ghép Hồ Chí Minh lại lựa chọn cách cấu tạo: có khi là các từ nguyên khối, cũng có khi là một từ Hán kết hợp với một từ Việt. Vì thế nó đã tạo nên phong cách đa dạng và thống nhất trong sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

2.2 Xét trên phương diện ngữ nghĩa, từ Hán Việt trong văn bản chính luận của Hồ Chí Minh tập trung vào một số trương nghĩa sau: trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị; trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hóa; trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức; trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự; trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị chiếm số lượng lớn nhất với 302 từ trên tổng số 1062 từ Hán Việt, chiếm 28,4%. Còn trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế có số lượng ít nhất, với 90 từ trên tổng số 1062 từ Hán Việt, chiếm 8,5%. Chúng ta có thể dễ dàng giải thích được điều này. Văn chính luận luôn luôn tập trung phản ánh những vấn đề có tính chất thời sự và chính trị cho nên số lượng từ ngữ chỉ khái niệm về chính trị được sử dụng nhiều nhất cũng là điều hiển nhiên.

3. Quan điểm nghệ của Hồ Chí Minh đa dạng mà thống nhất, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị với văn chương, giữa tư tưởng với nghệ thuật, giữa truyền thống với hiện đại. Cho nên việc nhà văn sử dụng khối lượng từ Hán Việt trong sáng tác của mình đã phần nào thể hiện rõ điều đó. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện việc sử dụng từ Hán Việt của Hồ Chí Minh rất tinh tế. Đối tượng thưởng thức văn chương luôn luôn được Người hết sức quan tâm : Viết cho nhân dân lao động bình dị ; viết cho các tổ chức chính trị ; viết cho các lực lượng vũ trang ; viết cho nhân sĩ trí thức ; viết cho bạn bè quốc tế và viết cho kẻ thù. Ỏ mỗi đối tượng ấy, số lượng từ Hán Việt được sử dụng không gống nhau. Khi viết cho bạn bè quốc tế và viết cho kẻ thù, số lượng từ Hán Việt được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều nhất, còn khi viết cho quần chúng nhân dân lao động số lượng từ Hán Việt được sử dụng ít hơn. Điều đó cho thấy việc lựa chọn từ ngữ cho mỗi đối tượng của Hồ Chí Minh là rất kĩ lưỡng. Nhân dân lao động phấn lớn là những người có học thức thấp quanh năm gắn bó với ruộng đồng. Vì vậy, trong các tác phẩm viết cho họ, số lượng từ Hán Việt được sử dụng ít, phần lớn là những từ gần gũi và được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Còn khi viết cho các tổ chức chính trị hay bè bạn quốc tế thì hoàn toàn ngược lại. Điều đó góp phần tạo nên sự đặc sắc về việc sử dụng từ Hán việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

4. Việc sử dụng từ Hán việt trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh là một vấn đề còn khá mới mẻ, điều này đã gây nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù chỉ như một hạt cát trên xa mạc bao la, nhưng chúng tôi hi vọng rằng công trình sẽ góp thêm một cái nhìn mới khi chúng ta tiếp cận các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh. Do thời gian có hạn, đặc biệt là khả năng của người viết còn nhiều hạn chế, nên chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hơn nữa. Chúng tôi mong rằng sẽ có dịp để nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo chính

1. Đào Duy Anh, 2000, Từ điển Hán Việt, Nxb KHXH.

2. Đào Duy Anh, 2003 Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin. 3. Lại Nguyên Ân, 2003, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia 4. Phan Văn Các, 2001, Từ điển từ Hán Việt, Nxb TP HCM

5. Hoàng Trọng Canh, 2009, “Từ Hán Việt và việc dạy học từ Hán Việt ở tiểu học”, Nxb Giáo dục Việt Nam

6. Nguyễn Tài Cẩn, 1997, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội

7. Nguyễn Tài Cẩn, 2000, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb ĐHQG HN

8. Đỗ Hữu Châu, 1974, Trường từ vựng – ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác

phẩm nghệ thuật, Ngôn ngữ, số 3

9. Đỗ Hữu Châu, 1998, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10. Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục

11. Đỗ Hữu Châu, 2001, Đại cương ngôn ngữ học - tập 2, Nxb Giáo dục

12. Trương Chính, 1989, Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Tiếng Việt,

số 7

13. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, 2005, Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Hà Nội

14. Hoàng Dân, Nguyễn Văn Bảo, Trịnh Ngọc Ánh, 2001, Mở rộng vốn từ Hán Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức, 2007, Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Thiện Giáp, 1985, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2007, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

18. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, 2004, Phân tích phong cách ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sư phạm.

19. Hà Thúc Hoàn, 1992, Tiếng Việt thực hành, Nxb TP HCM.

20. Nguyễn Văn Khang, 2007, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

21. Nguyễn Văn Khang, 1992, Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ - xã hội trong

việc hình thành nghĩa của yếu tố Hán Việt, Ngôn ngữ, số 4.

22. Nguyễn Văn Khang, 1994, Từ Hán – Việt và vấn đề dạy học từ Hán – Việt

trong nhà trường phổ thông,Tạp chí ngônngữ, số 1.

23. Nguyễn Lai, 1999, Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia.

24. Nguyễn Lân, 2007, Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), 2008, Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.

26. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, 2004, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Quang Ninh(chủ biên), Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu, Lê Xuân Thại, 2001, Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn tư Hán - Việt, Nxb Giáo dục.

28. Phan Ngọc, 1984, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

29. Phan Ngọc, 2001, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

30. Nguyễn Bích Ngọc, 2009, Khảo sát từ Hán Việt trong sách tiếng Việt bậc tiểu học, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

31. Hoàng Phê (Chủ biên), 2008, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng.

32. Nguyễn Ngọc San, 2003, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb ĐHSP.

33. Đặng Đức Siêu, 2000, Dạy học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 34. Bùi Minh Toán, 1999, Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 35. Cù Đình Tú, 1983, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 36. Lê Anh Tuấn, 2005, Giải thích từ Hán Việt trong sách giáo khoa văn học hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

37. Lê Xuân Thại, 1990, Xung quanh vấn đề dạy và học từ ngữ Hán – Việt ở

trường phổ thông, Tạp chí ngôn ngữ, số 4.

38. Lê Xuân Vũ, 2004, Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam, Nxb văn học. 39. Nguyễn Như Ý, 2003, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 83 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)