7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ HánViệt trong việc viết cho ai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
Quan tâm đến đối tượng thưởng thức là sự thành công lớn của người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương. Do hiểu rõ điều này nên Hồ Chí Minh thường có những cách viết riêng cho mình. Với mỗi đối tượng khác nhau, Người luôn lựa chọn cách viết phù hợp nhất định. Trong khi tiến hành khảo sát 25 tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy những tác phẩm viết cho quần chúng nhân dân lao động, số từ Hán Việt được sử dụng ít hơn so với những tác phẩm còn lại. Ví dụ như trong tác phẩm " Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", với tổng số 912 từ, trong đó từ Hán Việt là 296 từ. Những từ Hán Việt được dùng nhiều trong tác phẩm như : đồng bào, chiến sĩ, nhân dân, anh dũng,
chiến đấu, đoàn kết, hòa bình, độc lập, tự do,...Đây là những từ ngữ Hán Việt với
nét nghĩa đơn giản, ít sự trừu tượng, nhằm mục đích kêu gọi toàn thể đồng bào chiến sĩ trong cả nước hãy đoàn kết lại để đánh đuổi đế quốc Mỹ giành quyền độc lập cho dân tộc. Hay ở những tác phẩm khác " Thư gửi nông dân thi đua canh tác", với tổng số 280 từ trong đó có 56 từ Hán Việt. Những từ được dùng phổ biến như :
đồng bào, phát động, phong trào, hậu phương, đoàn thể, lương thực,…Đọc những
từ Hán Việt trên thì cho dù nhân dân lao động ít học nhưng vẫn có thể hiểu. Vì đó là những từ quen dùng trong cách giao tiêp hàng ngày. Thông qua những từ ngữ ấy, Hồ Chí Minh muốn khích lệ toàn thể đồng bào hăng say lao động, sản xuất tạo ra nhiều lương thực để phục vụ cho tiền tuyến đánh thắng quân thù. Nói tóm lại, nhân dân lao động là tầng lớp có học thức thấp nên Hồ Chí Minh phần lớn sử dụng những từ Hán Việt quen thuộc và thường được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Đó cũng là cách thức để tuyên truyền đường lối và những tư tưởng cách mạng đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đối với nhân dân lao động, Hồ Chí Minh luôn dành nhiều trang viết nhất. Bởi vì, họ là lực lượng đông đảo góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc.
3.1.2.2. Khi viết cho bè bạn quốc tế
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều bài viết dành cho bè bạn quốc tế. Đó là bức thư gửi cho các nguyên thủ hay những người có chức quyền, đồng thời là những người bạn thân có cùng trí hướng trong quốc tế cộng sản. Đôi khi lại có những bài viết cho tầng lớp nhân dân lao động cần lao trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
Họ cũng như chúng ta, cũng là nạn nhân bị bóc lột của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Dưới đây là một vài ví dụ : "Thư gửi Tổng thư ký Quốc tế nông dân", tổng số từ trong toàn bộ tác phẩm là 313, trong đó từ Hán Việt là 108 từ ; "Thư gửi Ph. Bi- u”, tổng số từ là 41, trong đó từ Hán Việt là 14 từ; "Thư gửi đồng chí Mác Ti", tổng số từ là 342, trong đó từ Hán Việt là 122 từ ; "Thư gửi những người hồi hương", tổng số từ là 221, trong đó từ Hán Việt là 76 từ.
Thông qua những số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng từ Hán Việt được Hồ Chí Minh sử dụng trong các bức thư là khá nhiều. Tiêu biểu như một số từ với tần số xuất hiện cao : đồng chí, phong trào,...ngoài ra, còn nhiều từ Hán Việt khác cũng được sử dụng như : thư kí, thứ lỗi, quyết định, hội đồng, nông dân,...
Ở các tác phẩm khác nhau, số lượng từ Hán Việt được sử dụng khác nhau. Ví dụ như : "Đồng chí Mácti thân mến, chúng tôi đã nhận được tin đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê của chúng ta sớm từ trần với một nỗi đau buồn sâu sắc.
Đây là một tổn thất to lớn cho Đảng Cộng sản Pháp của chúng ta, cho giai
cấp vô sản Pháp, giai cấp vô sảnthuộc địa và giai cấp vô sản thế giới.
Tôi đã khóc khi biết tin đồng chí Vayăng Cutuyariê qua đời. Đối với tôi, anh là một đồng chí, một bạn thân và một người anh em. Chúng tôi đã quen biết nhau từ Đại hội Tua đáng ghi nhớ. Cho tới năm 1934, chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong vấn đềthuộc địa mà anh từng chứng tỏ hết sức quan tâm.
Trong chuyến sang viễn Đông với tư cách đại biểu và người tổ chức Hội
nghị vì hòa bình và chống chiến tranh, chúng tôi đã gặp lại nhau tại Trung Quốc.
Dịp đó, anh đã giúp tôi một việc rất lớn để tôi thoát khỏi hoàn cảnh vô cùng khó khăn mà tối vấp phải.
Chúng tôi lại gặp nhau ở đây vào mùa hè, và cùng nhau thảo luận vấn đề
thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Đông Dương. Giai cấp vô sảnthuộc địa đã mất đi một
người chiến sĩ tốt và một người bạn chân thành. Vayăng Cutuyariê đã qua đời, nhưng tấm gương về sự tận tụy và lòng can đảm của anh vẫn còn. Khóc than anh qua đời, chúng tôi ha hứa sẽ noi theo tấm gương cao quý của anh, đấu tranh kiên trì hơn cho tới thắng lợi của sự nghiệp của chúng ta.
Nhân danh cá nhân và nhân danh những người cộng sản Đông Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
Đảng Cộng sản Pháp của chúng ta, tới gia đình của đồng chí và bạn thân tiếc
thương của chúng ta những lời chia buồn sâu sắc."
(Thư gửi đồng chí Mácti – 88)
Khi viết cho bè bạn quốc tế, Hồ Chí Minh sử dụng chủ yếu là các bức thư, các bức điện hỏi thăm những người bạn Bác quen biết trong thời gian sống và hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Lời lẽ, ngôn từ được sử dụng để viết cho bạn bè quốc tế đôi khi là thân mật gần gũi, cũng có khi là lời lẽ trang nghiêm, trang trọng. Ví dụ : Khi nhận được tin đồng chí Vayăng Cutuyariê qua đời, giống như một người thân ruột thịt của mình mất, Hồ Chí Minh sử dụng nhiều từ Hán Việt, trong đó có những từ chỉ sự mất mát, đau buồn như "từ trần, tổn thất". Vayăng là một trong những thành viên của Đảng Cộng sản Pháp. Và khi anh mất đi, đó sẽ là tổn thất to lớn cho Đảng Cộng sản Pháp. Một thời gian dài Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Pháp, nên Đảng Cộng sản Pháp là ngôi nhà chung của mình. Trước sự ra đi của một người bạn, người đồng chí, Hồ Chí Minh đã khóc và bày tỏ sự xúc động của mình đồng thời thể hiện niềm tiếc thương cũng như những lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng Cộng sản Pháp và gia đình đồng chí Vayăng Cutuyariê.
Ở mỗi bức thư khác nhau, Hồ Chí Minh lại viết theo một phong cách khác nhau. Trong thư "gửi tổng thư ký Quốc tế nông dân", Hồ Chí Minh đã viết : "Gửi
đồng chí Đômban, tổng thư ký Quốc tế Nông dân,
Đồng chí thân mến, chuyến đi của tôi từ Mátxcơva được quyết định hơi
đột ngột, và tôi không thể báo trước cho đồng chí điều đó. Tôi xin đồng chí thứ lỗi và chuyển sự tạ lỗi của tôi đến các đồng chí của chúng ta ở Hội đồng...Về việc liên quan đến vị trí của tôi là ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân thì
đồng chí cứ làm nếu đồng chí xét là tốt hoặc là đề nghị thay thế tôi, ở trường
hợp này đồng chí nói là tôi ốm, chứ đồng chí đừng nói là tôi vắng mặt, bởi vì tôi sống bất hợp pháp ở đây. Hoặc là nếu đồng chí thấy có ích thì cứ giữ lại cái
danh nghĩa dân thuộc địa Nguyễn Ái Quốc để trang trí cho những tuyên ngôn
và những lời kêu gọi của Hội đồng".
(Gửi tổng thư ký Quốc tế Nông dân – 1) Chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng có rất nhiều từ Hán Việt được sử dụng, trong đó có những từ được sử dụng lặp lại như đồng chí, nông dân, hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
đồng,...điều đó cho thấy, ở hầu hết những bức thư, bức điện viết cho bạn bè quốc tế,
Hồ Chí Minh đều sử dụng nhiều từ Hán Việt. Điều này cũng dễ hiểu, vì phần lớn những người bạn, người đồng chí của Bác chủ yếu là những người có học thức cao và hiểu biết rộng. Mặt khác, khi sử dụng những từ Hán Việt nó sẽ tạo nên sắc thái trang trọng hơn. Bởi đó là những mối quan hệ, là tình bằng hữu của Hồ Chí Minh với những người bạn có cùng chí hướng với mình ở khắp nơi trên thế giới. Với Hồ Chí Minh, họ như những người đồng chí, đồng bào của dân tộc mình, họ luôn cùng Bác đấu tranh cho giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
3.1.2.3. Khi viết cho các nhân sĩ trí thức
Nhân sĩ trí thức là lực lượng luôn được Hồ Chí Minh quan tâm và khích lệ. Tuy là một bộ phận nhỏ trong xã hội nhưng họ phần lớn là những người có học thức cao, hiểu biết rộng và nhận thức đúng đắn về việc làm của mình. Trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, chính Hồ Chí Minh đã khích lệ họ, động viên và nhắc nhở họ : Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Những lúc ngoài công việc, Hồ Chí Minh coi họ như những người thân trong gia đình, bức thư gửi ông Đặng Thai Mai là một ví dụ:
"Chú, thím Mai,
B. đi xa về, liền bận khai hội, hôm nay mới viết thư được. Chú thím và các cháu đã ra đến và đều mạnh khỏe, tôi rất yên lòng.
Yên lòng hơn nữa, là mẹ con cháu Hà có bạn, vui. Bác muốn đi thăm Hà và
cháu bé, mấy lần săp đi, lại vì việc này việc khác, chưa đi được. Không đi thì áy náy. Nay có chú thím và các cháu ở gần Hà và cháu bé, thế là rất tốt.
Chú ở đó nghỉ cho lại sức và chờ ngày đi chữa bệnh. Nếu lúc đi, có tiện đường tiện dịp thì ghé thăm B. Không nên vội sang đây, vì đường xa đi mệt. Có việc gì cần cho Bác biết, thì chú viết thư là đủ.
Chắc mẹ con cháu Hà đều mạnh khỏe chứ ?
Hôn tất cả các cháu Thân ái" (Thư gửi ông Đặng Thai Mai – 59)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
Bức thư trên là lời hỏi thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình giáo sư Đặng Thai Mai. Đó là những lời ân cần, gần gũi như những người thân trong cùng một gia đình. Chính vì vậy, mà số lượng từ Hán Việt được sử dụng ít, có 151 từ trong toàn bộ tác phẩm thì chỉ có 19 từ Hán Việt được sử dụng. Với tư cách là lãnh tự, phải lo rất nhiều công việc trọng đại của đất nước, nhưng Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều tình cảm cho đồng bào chiến sĩ cả nước. Trong bức thư trên, ta thấy rõ tình cảm của Bác dành cho gia đình giáo sư Đặng Thai Mai. Đó chính là sự quan tâm lo lắng như người cha, người anh đối với con em mình, được biểu hiện qua những từ Hán Việt.
3.1.2.4. Khi viết cho các lực lượng vũ Trang
Mỗi đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh luôn lựa chon những cách viết khác nhau. Ở mỗi đối tượng ấy, từ ngữ Hán Việt cũng được lựa chon tinh tế và tỉ mỉ, trong "thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích" là một ví dụ điển hình:
"Thân ái gửi các chiến sĩ dân quân du kích,
Dân quân du kích ta có truyền thống rất vẻ vang: già trẻ, gái trai, đều anh
dũng đánh giặc, cứu nước cứu nhà; tài giỏi mưu trí, lấy ít thắng nhiều.
Dân quându kích miền Nam đánh rất giỏi, liên tục tiến công địch khắp nơi,
thắng Mỹ, thắng Ngụy, lập nhiều chiến công oanh liệt, hỗ trợ đắc lực cho đồng bào
nổi dậy giành quyền làm chủ, góp phần hết sức to lớn vào thắng lợi chung của sự
nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Dân quân du kích miền Bắc chiến đấu giỏi, đánh thắng máy bay tàu chiến
Mỹ, sản xuất giỏi, làm tốt công tác giao thông vận tải, phòng không nhân dân, giữ
vững trật tự trị an, và phục vụ tiền tuyến.
Bác rất vui lòng khen ngợi thành tích to lớn của dân quân du kích cả nước, đặc biệt khen ngợi các cháu dân quân du kích gái.
Các chiến sĩdân quându kích hãy nêu cao tinh thầnliên tụctiến công địch,
dũng cảm mưu trí, sáng tạo nhiều cách đánh giỏi, lập công lớn hơn nữa về mọi mặt,
cùng với quân và dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Chào thân ái và quyết thắng".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
Cuối năm 1967, đầu năm 1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn gay go ác liệt. Đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá ở cả hai miền Nam, Bắc nước ta. Trong bối cảnh lich sử ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bức thư hỏi thăm, động viên, khích lệ dân quân du kích ở cả hai miền. Mở đầu bức thư là những lời gần gũi thân thuộc, chan chứa tình cảm của Bác đối với những chiến sĩ dân quân du kích. Hồ Chí Minh đã nêu cao truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc, từ già trẻ, gái trai đều anh dũng đánh giặc cứu nước cứu nhà...Đồng thời Hồ Chí Minh ca ngợi chiến sĩ dân quân du kích ở cả hai miền : Dân quân du kích miền Nam chiến đấu giỏi, liên tục tiến công địch ở khắp nơi, thắng Mỹ thắng Ngụy lập nhiều chiến công oanh liệt. Dân quân du kích miền Bắc chiến đấu giỏi, bắn cháy nhiều máy bay của địch, sản xuất giỏi, làm tốt công tác giao thông vận tải...Cuối cùng Hồ Chí Minh bày tỏ niềm vui vì sự đoàn kết đồng lòng của chiến sĩ dân quân du kích ở cả hai miền trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược.
3.1.2.5. Khi viết cho các tổ chức chính trị
Trong tài liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát, có khá nhiều bài viết của Hồ Chí Minh viết cho các tổ chức chính trị cả trong và ngoài nước. Nhìn chung những tổ chức chính trị ấy, đều là các cơ quan để tuyên truyền đường lối cách mạng của giai cấp vô sản và luôn luôn đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc đòi quyền lợi cho những người bị áp bức. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình: Trong "thư gửi nha bình dân học vụ", Hồ Chí Minh đã viết:
"Nhân dịp năm mới, tôi đã đề nghị và Chính phủ đã tán thành thưởng Huân chương kháng chiến cho Nha bình dân học vụ. Đó là một khen thưởng rất xứng đáng cũng là một khen thưởng chung:
- Cho tất cả cán bộ trong nước và ngoài nước đã có công trên mặt trận diệt giặc dốt.
- Cho tất cả các vị phụ lão và thân sĩ đã ủng hộ bình dân học vụ.
- Cho tất cả đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã cố gắngthi đua thoát nạn mù chữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
66
Tôi rất sung sướng khi nhận được thư của các cụ già 80, 90 tuổi ở các nơi, và các cháu nhi đồng 7, 8 tuổi ở các miền ngược, báo cho tôi biết rằng các cụ, các cháu đã biết đọc, biết viết.
Tôi rất cảm động khi tôi được biết rằng 99 phần 100 những đồng bào
không may bị giặc Pháp giam cầm ở Côn Lôn, ở các khám, cũng không vì cực khổ khó khăn mà nản lòng, cũng thi đua dạy bảo nhau học và cũng đã thoát nạn mù chữ. Những thành tích ấy đều do tinh thần yêu nước mà ra...