7. Cấu trúc luận văn
2.3.1 Khái quát chung
Như chúng ta đều biết, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đa dạng mà thống nhất, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị với văn chương, giữa tư tưởng với nghệ thuật, giữa truyền thống với hiện đại. Trước khi đặt bút viết Bác luôn đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (Đối tượng tiếp nhận), viết cái gì? (Nội dung), viết để làm gì? (Mục đích viết), viết như thế nào? (Hình thức thể hiện). Để đảm bảo giá trị tư tưởng cũng như sự truyền đạt qua mỗi tác phẩm văn chương của mình Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều lớp từ thuộc các trường nghĩa khác nhau như: Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị, trường từ ngữ chỉ khái niệm kinh tế, trường từ ngữ chỉ khái niệm quân sự, trường từ ngữ chỉ khái niệm văn hóa và trường từ ngữ chỉ khái niệm đạo đức.
2.3.2. Trƣờng nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị
Qua việc khảo sát ở 25 tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy có 302 từ Hán Việt thuộc trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị. Dưới đây là bảng thống kê cụ thể ở từng nhóm tác phẩm:
STT Tên tác phẩm Số từ được dùng Tỉ lệ % Ví dụ 1 Văn chính luận là lời kêu gọi, lời hiệu triệu
119 39,4%
“…Hôm nay, chúng ta mừng độc lập
năm thứ 7. Chúng ta hãy xem lại những thành tích của mấy năm kháng chiến vừa qua.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Tám và ngày độc lập – 474) “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – 27)
2
Văn chính luận là những tác phẩm tuyên ngôn
72 23,8%
“Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nước
Mỹ.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên ngôn độc lập – 555)
3 Văn chính luận là
những bức thư 58 19,2%
“ Từ ngày nhân dân ta nắm chính
quyền đến nay, 13 triệu nam nữ đồng
bào đã được học, đã biết chữ.” (Hồ Chí Minh toàn tập, Thư gửi nha bình dân học vụ - 12)
“…Về chính trị nhất là thắng lợi về ngoại giao; về kinh tế nhất là tăng gia sản xuất…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Thư chúc tết năm 1951 – 1)
4
Những bài báo, bài trả lời phỏng vấn và bản án chế độ thực dân
50 16,6%
“…Việc bầu cử những người cầm
quyền bản xứ, quyền lợi của công
chức, vân vân và vân vân.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tội ác của chủ nghĩa thực dân – 63)
“…Các nhân vật cao quý nhất ở Đông Dương và tất cả các ngành
cai trị đều có đại diện tai to mặt lớn
trong ấy.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Bản án chế độ thực dân – 2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
2.3.3. Trƣờng nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế
Chúng tôi tiến hành khảo sát được 90 từ Hán Việt có trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế và tập trung chủ yếu trong các tác phẩm sau:
STT Tên tác phẩm Số từ được dùng Tỷ lệ % Ví dụ 1 Văn chính luận là lời kêu gọi lời hiệu triệu.
48 53,3%
“Năm 1951, Chính phủ đã nêu cao công tác kinh tế tài chính, đặc biệt là công tác thuế nông nghiệp…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm – 349)
2
Các bài báo, bài trả lời phỏng vấn và Bản án chế độ thực dân.
30 33,3%
“…Ông kiêm nhiệm tất cả mọi quyền hành: tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh và tài sản của người bản xứ…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tội ác của chủ nghĩa thực dân – 63)
3
Văn chính luận là các tác phẩm tuyên ngôn
7 7,8%
“…Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng…” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên ngôn độc lập – 556)
4 Văn chính luận là
những bức thư 5 5,6%
“…Muốn đánh thắng giặc thì phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực. Muốn có nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều…”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
nông dân thi đua canh tác – 44)
2.3.4. Trƣờng nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự
Đối với những từ Hán Việt có trường nghĩa chỉ khái niệm quân sự, chúng tôi đã liệt kê được 225 từ và được tập trung chủ yếu trong các tác phẩm sau:
STT Tên tác phẩm Số từ được dùng Tỉ lệ % Ví dụ
1 Văn chính luận là lời
kêu gọi, lời hiệu triệu 146 64,9%
“…Bắn cháy hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ, đánh thắng cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
trên miền Bắc nước ta…” (Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược – 511) “…Từ khi bọn xâm lược Pháp chiếm ba kỳ của ta, thoạt đầu chúng khuấy đục bờ biển của ta…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão - 232) 2 Văn chính luận là những bức thư 40 17,8%
“…Dân quân du kích miền Bắc
chiến đấu giỏi, đánh thắng máy
bay tàu chiến Mỹ, sản xuất giỏi, làm tốt công tác giao thông…” (Hồ Chí Minh toàn tập, Thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích – 510)
“…Một năm tích cực chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
tổng phản công, một năm nhiều
thắng lợi to lớn.”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Thư chúc tết năm 1951)
3
Các bài báo, bài trả lời phỏng vấn và Bản án chế độ thực dân
31 13,8%
“…Để đề phòng lính An Nam bỏ trốn, một viên tư lệnh chỉ huy quân đội ở Đông Dương cho thích số vào cánh tay mỗi người lính bằng nitơrát bạc…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt – 369 -370)
4 Văn chính luận là các
tác phẩm tuyên ngôn 8 3,6%
“…Chẳng phải trong cuộc chiến
tranh 1914-1918, bọn tư bản đã
dùng người da đen và da vàng để tàn sát người da trắng…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên ngôn của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức – 437)
“…Chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong bể máu…”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên ngôn độc lập – 556)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
2.3.5. Trƣờng nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hoá
Đối với những từ ngữ Hán Việt có trường nghĩa chỉ khái niệm văn hóa, chúng tôi tiến hành khảo sát được 270 từ, chủ yếu ở các tác phẩm sau :
STT Tên tác phẩm Số từ được dùng Tỉ lệ % Ví dụ
1 Văn chính luận là lời
kêu gọi lời hiệu triệu 140 51,9%
"...Trung Quốc và các nước dân
chủ nhân dân khác ngày càng
giầu mạnh..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 6 năm toàn quốc kháng chiến)
2 Văn chính luận là
những bức thư 81 30%
"...Cho tất cả các vị phụ lão và thân sinh đã ủng hộ bình dân học vụ..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Thư gửi nha bình dân học vụ - 12)
3
Các bài báo, bài trả lời phỏng vấn và Bản án chế độ thực dân
28 10,4%
"...Để nhồi nhét văn minh đại Pháp cho người An Nam, ngài Xarô, người trùm của sự nghiệp đó đã không từ một thủ đoạn nào..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Bản án chế độ thực dân – 35)
"Theo phong tụccổ truyền thì người An Nam coi rẻ nghề nhà binh..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt - 369)
4 Văn chính luận là các
tác phẩm tuyên ngôn 21 7,8%
" ...Tuy vậy, đối với người Pháp,
đồng bào ta vẫn giữ một thái độ
khoan hồng và nhân đạo..." (Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên Ngôn độc lập – 556)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
2.3.6. Trƣờng nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức
Qua khảo sát, chúng tôi tiến hành liệt kê được 176 từ Hán Việt có trường nghĩa chỉ khái niệm đạo đức và được tập trung ở các tác phẩm sau :
STT Tên tác phẩm Số từ được dùng Tỉ lệ % Ví dụ 1 Văn chính luận là những bức thư 62 35,2%
" ...Tất cả mọi người, mọi đoàn thể đều đồng tâm hiệp lực quyết làm cho kỳ được, thì chúng ta nhất định hoàn toàn thành công." (Hồ Chí Minh toàn tập, Thư gửi nha bình dân học vụ - 13)
" Nhân dịp năm mới dương lịch, tôi gửi lời thân ái chúc..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Thư chúc tết năm 1951 – 1)
2 Văn chính luận là lời
kêu goi, lời hiệu triệu 61 34,7%
" ...Chúng ta cần thiết thực đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc
khắp mọi ngành và mọi nơi..." (Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi nhân dịp phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm – 349)
3
Các bài báo, bài trả lời phỏng vấn và Bản án chế độ thực dân
30 17,0%
" ...Bác sĩ của trung đoàn đưa anh vào nhà thương, anh lính pháo thủ An Nam đã bị gẫy một xương sườn và bị đánh quá tàn nhẫn..." (Hồ Chí Minh toàn tập, Những tội ác của chủ nghĩa quân phiệt – 370)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
đảng viên đảng cấp tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ thuộc địa, thì ngài là người cha hiền của nhân dân bản xứ..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Bản án chế độ thực dân – 35)
4 Văn chính luận là các
bài tuyên ngôn 23 13,5%
" ...Hành động của chúng trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa..."
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tuyên ngôn độc lập – 555)
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy trong năm loại khái niệm mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thì trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (302 từ trên 3534 lượt từ). Khi khảo sát cụ thể, chúng tôi lại phát hiện, trong trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị thì ở các văn bản chính luận là lời kêu gọi, lời hiệu triệu số từ được dùng là nhiều nhất (119/302 lượt từ, chiếm 39,4%). Bên cạnh đó, đối với những từ có trường nghĩa chỉ khái niệm kinh tế số lượt xuất hiện thấp nhất so với những khái niệm còn lại (90 từ trên tổng số 3534 lượt từ). Cụ thể hơn trong các bức thư số lượt từ có trường nghĩa chỉ khái niệm kinh tế xuất hiện thấp nhất (5/90 lượt từ, chiếm 5,6%). Dưới đây là bảng tổng hợp cụ thể :
STT Loại khái niệm Số lần xuất
hiện Tỉ lệ %
1 Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm chính trị 302 28,4%
2 Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm văn hóa 270 25,4%
3 Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm quân sự 225 21,2%
4 Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm đạo đức 176 16,5%
5 Trường nghĩa của những từ chỉ khái niệm kinh tế 90 8,5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Như vậy khi xem xét các từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các phương diện : cấu tạo và ngữ nghĩa, chúng tôi rút ra được một số kết luận ban đầu như sau :
1. Về số lượng từ Hán Việt được Hồ Chí Minh sử dụng trong những tác phẩm văn chính luận của mình là rất lớn : với 3534 từ Hán Việt trên tổng số 12250 từ trong toàn bộ 25 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, xuất hiện ở nhiều thể loại khác nhau : Tuyên ngôn, lời kêu gọi lời hiệu toàn thể đồng bào chiến sĩ, các bức thư, bài báo và các bài trả lời phỏng vấn báo chí. Trong đó, các tác phẩm tuyên ngôn, lời kêu gọi lời hiệu triệu số lượng từ Hán Việt được sử dụng nhiều nhất và cũng là thể loại thể hiện rõ nhất đặc sắc nghệ thuật trong văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Về đặc điểm cấu tạo của các từ Hán Việt : bao gồm cả từ Hán Việt đơn âm tiết và từ Hán Việt đa âm tiết, trong đó từ ngữ đa âm tiết chiếm số lượng nhiều nhất. Trong từ đa âm tiết thì từ ghép chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với từ láy. Nó được tập trung trong hầu hết các tác phẩm.
3. Khi sử dụng, có nhiều từ Hán Việt được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng lặp lại nhiều lần, nhằm nhấn mạnh giá trị biểu đạt ; Ví dụ : đồng chí (76 lần), cán bộ
(58 lần), kháng chiến (54 lần), nhân dân (36 lần), độc lập (15 lần), tự do ( 12 lần),... 4. Căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán Việt được sử dụng trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Mính, nhìn chung chúng tôi thấy, các lớp từ đó có nội dung ngữ nghĩa rất phong phú và đa dạng ; phản ánh hiện thực thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như : Lớp từ chỉ khái niệm chính trị, lớp từ chỉ khái niệm quân sự, lớp từ chỉ khái niệm kinh tế, lớp từ chỉ khái niệm đạo đức và lớp từ chỉ khái niệm văn hóa.
5. Nhìn chung trong từng loại tác phẩm, ở từng giai đoạn và từng bối cảnh từ Hán Việt được Hồ Chí Minh sử dụng với các mức độ khác nhau. Nhà văn có những lựa chọn sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và từng đối tượng tiếp nhận khác nhau. Chính vì vậy, việc sử dụng từ Hán Việt trong các tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị nghệ thuật rất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
59
Chƣơng 3
VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH
3.1 Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong văn chính luận 3.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai trong tiếng Việt 3.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về từ ngoại lai trong tiếng Việt
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sáng tác văn học, điều này không thể phủ nhận. Chính vì vậy, mà chúng ta có một nhiệm vụ quan trọng là gìn giữ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chống lại mọi sự biểu hiện của sự lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài, tiếng địa phương,...Nó không chấp nhận lối nói hình tượng ngô nghê như kiểu : No cơm áo, cười thênh thênh, tóc cười, tay hát,...mà chính HỒ Chí Minh đã từng phê phán. Nó cũng không chấp nhận những sáng tạo bí hiểm, vi phạm chuẩn mực tiếng nói dân tộc như :
"Rượu hót bầu vàng cung ướp hương Ngôn hường say tóc nhạc trầm mi.”
(Buồn xưa – Nguyễn Xuân Xanh)
Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. Người có công lao to lớn trong việc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Mặc dù bận mải công việc chung của đất nước, nhưng Hồ Chí Minh vẫn dành một khoảng thời gian nhỏ cho việc sáng tác văn chương. Khi nghiên cứu về phong cách cũng như tư tưởng của Bác, các nhà ngôn ngữ đã phát hiện : Hồ Chí Minh là một trong những người lên án mạnh mẽ việc lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai vào tiếng Việt, hay những cách viết ngô nghê của một số văn nghệ sĩ đương thời.
Từ ngoại lai có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiếng Việt. Nó góp phần làm giầu có vốn từ vựng của tiếng Việt. Hồ Chí Minh không hề phủ nhận điều này. Trái lại, khi viết với mỗi đối tượng khác nhau, người luôn lựa chọn cách viết khác nhau, cũng như việc sử dụng vốn từ ngoại lai trong tác phẩm của mình.
3.1.2. Hồ Chí Minh với việc sử dụng từ Hán Việt trong việc viết cho ai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
Quan tâm đến đối tượng thưởng thức là sự thành công lớn của người nghệ