Khái quát chung về các từ HánViệt xét về mặt cấu tạo

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Khái quát chung về các từ HánViệt xét về mặt cấu tạo

Căn cứ vào số lượng âm tiết từ ngữ Hán Việt được chia thành 2 loại: Từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết.

Đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ: Danh từ chỉ người: ông, bà, quan, dân, ... Danh từ chỉ động vật: hổ, báo, phượng,...

Danh từ chỉ thực vật: tùng, trúc, cúc, mai,... Danh từ chỉ đồ vật: quần, sách, bút,...

Còn những tính từ và động từ loại này khi đi vào tiếng Việt, khả năng hoạt động độc lập rất ít.

Những từ Hán đơn tiết nêu trên trở thành từ Hán Việt đơn tiết hoạt động tự do trong tiếng Việt như đã nêu trên, nhìn chung chúng rất quen thuộc, cho nên cảm thức tự nhiên của người Việt thường cho các từ đó là thuần Việt.

- Trong lớp từ Hán Việt xét về mặt số lượng các yếu tố cấu tạo, từ đa âm tiết chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với từ đơn tiết (mà phần lớn là từ song tiết).

Dựa vào phương thức cấu tạo, từ đa âm tiết Hán Việt được chia thành hai loại từ ghép và từ láy.

. Từ ghép

Có hai cách cấu tạo từ ghép Hán Việt:

ghép phân nghĩa (ghép chính phụ) ghép hợp nghĩa (ghép đẳng lập)

. Từ láy

Bên cạnh những từ mà quan hệ ngữ âm giữa các thành tố không có sự lặp lại toàn bộ (hay bộ phận) mà chỉ gợi lên mối quan hệ ngữ âm như: đường hoàng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

bàng hoàng, an ủi,… chúng ta còn bắt gặp ở đó những từ láy mà cả hai yếu tố đều

có nghĩa trong thụ cảm của người hiểu biết tiếng Hán.

Những từ được gọi là từ láy Hán Việt phải thỏa mãn một điều kiện trước tiên là: các thành tố tạo nên từ láy là yếu tố Hán Việt. Đó có thể là:

Cả hai thành tố là Hán Việt: đinh ninh, lâm li, độc đoán, đường hoàng, lam lũ, khang trang, tư lự, do dự,…

Có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt: biền biệt, khô khốc, hậu hĩ, não nùng, bạc bẽo, nhục nhã,...

Một phần của tài liệu từ hán việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch hồ chí minh (Trang 44 - 45)