7. Cấu trúc luận văn
1.1.4 Vai trò của từ HánViệt trong sáng tác văn học
a. Vai trò của từ Hán Việt trong sáng tác văn học nói chung
Trong nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật chung chung, mà chỉ có các hình tượng nghệ thuật gắn liền với các chất liệu cụ thể : Hình tượng hội họa, hình tượng âm nhạc, hình tượng sân khấu, hình tượng văn học. Mối quan hệ giữa chất liệu và hình tượng không phải là sự kết hợp bề ngoài, mà là sự thâm nhập xuyên thấm vào nhau. Nếu như nhà điêu khắc tư duy bằng đường nét, hình khối ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
nhạc sĩ tư duy bằng âm thanh và giai điệu, nhà viết kịch tư phải gắn liền tư duy của mình với không gian và thời gian diễn xuất,...thì nhà văn tư duy bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học truyền thống (với tên tuổi của F.de.Saussure) và ngôn ngữ học hiện đại đã phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ là tổng thể tất cả các đơn vị, phương diện, các kết hợp mà lời nói sử dụng. Lời nói là sự thể hiện của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ.
Vậy ngôn từ là gì ? Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ và khả năng nghệ thuật của nó ; là lời nói viết mà người ta dùng làm chất liệu để sáng tác văn học. Đôi khi chúng ta vẫn thường nói : chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Điều đó không sai, nhưng chưa chính xác. Bởi vì từ vựng trong ý nghĩa từ điển hay các quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, tu từ chưa tạo thành chất liệu của văn học. Ngôn từ đa dạng, phong phú và sinh động hơn nhiều. Nhiều người còn cho rằng chất liệu của văn học là từ ngữ hay từ. Như vậy chưa thật sự đầy đủ. Bởi vì đó mới chỉ là những hình thức ngôn ngữ phản ánh các yếu tố của thế giới trong dạng tách rời. Phải là câu, là sự kết hợp của từ ngữ tạo thành đơn vị của lời nói, văn bản một cấu trúc trên câu mới có khả năng phản ánh các yếu tố của hiện thực trong các mối liên hệ liên tưởng lẫn nhau. Nếu nói "Văn học là nghệ thuật ngôn từ", thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng câu văn, lời văn, bài văn vào mục đích nghệ thuật.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của nghệ thuật ngôn từ trong sáng tác văn học. Điều này được thể hiện trước hết ở đặc trưng của lời văn trong tác phẩm văn học :
- Đặc trưng thứ nhất của lời văn là tính hình tượng từ trong nội dung của lời nói. Lời nói thực tế trong đới sống có thể là rất bóng bẩy, văn hoa, nhưng chúng ta phải hiểu nó một cách thực tế, phải có ý thức tác giả là ai, nói trong trường hợp nào và nhằm mục đích gì. Nhưng trong các tác phẩm văn học lại khác, tác giả và chủ thể lời nói không phải là một, và điều quan trọng là ở chủ thể lời nói.
Bên cạnh đó, lời văn là lời của thế giới hình tượng muốn tự nói lên bằng ngôn từ. Tônxtôi đã cho rằng, mọi vật chất trên thế giới đều có các động tác và vận động riêng của nó ; đó không chỉ là động tác của cơ thể, mà còn là động tác của tâm hồn, của tình cảm. Lời văn trong các tác phẩm văn học khi tái hiện đời sống cần phải được nói lên cái "vận động", "động tác" đó của các hiện tượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Một bình diện trong khả năng nghệ thuật của ngôn từ là thể hiện ở chỗ bất cứ lời nói, lời viết nào cũng có thể xem như một chi tiết của đới sống, bộc lộ những bản chất sâu kín ; điều này khác hẳn với nội dung trực tiếp của lời nói.
- Đặc trưng thứ hai của lời văn là có tính tổ chức cao. Sự tổ chức cao của lời văn nhằm giải phóng tính hình tượng của từ. Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo giản đơn các sự việc xảy ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan, khách quan trong sự kiện đó. Sự tổ chức cao của lời văn làm cho ranh giới ý nghĩa khái niệm của từ bị nhòa đi, mỗi từ không còn mang ý nghĩa tương đối độc lập của nó mà chỉ còn là một nét của cái toàn thể đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn. Sự tổ chức đặc biệt đó đã tạo ra một ý lớn ngoài lời, hình thành một tính hình tượng mới thể hiện qua các từ đó, mà mỗi từ đều khơi gợi một cái gì đó lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó.
Ví dụ : Khi nêu lên cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn trong "Tuyên ngôn độc lập" Hồ Chí Minh đã viết : "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do."
Bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai dân tộc trên thế giới, đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh muốn khẳng định quyền tự do và bình đẳng của con người là quyền lợi thiêng liêng và cao quý mà tạo hóa đã ban tặng cho họ và đó cũng chính là lẽ phải mà không ai có thể chối cãi được.
b. Vai trò của từ Hán Việt trong sáng tác văn học Việt Nam
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sáng tác văn học. Điều này chúng ta không thể phủ nhận. Chính vì vậy, mà chúng ta có một nhiệm vụ quan trọng là gìn giữ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, chống lại mọi sự biểu hiện của sự lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài, tiếng địa phương,...Nó không chấp nhận lối nói hình tượng ngô nghê như kiểu : No cơm áo, cười thênh thênh, tóc cười, tay hát,...mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
chính Hồ Chí Minh đã phê phán. Nó cũng không chấp nhận những sáng tạo bí hiểm, vi phạm chuẩn mực tiếng nói dân tộc như :
"Rượu hót bầu vàng cung ướp hương Ngôn hường say tóc nhạc trầm mi.”
(Buồn xưa – Nguyễn Xuân Xanh)
Nhưng mặt khác chúng ta cũng phải khẳng định rằng từ Hán Việt có vai trò quan trọng trong sáng tác văn học nói chung và trong sáng tác văn học Việt Nam nói riêng.
Trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan là một ví dụ:
“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn trang đài người lữ thứ
Biết ai mà kể nỗi hàn ôn”
Bài thơ có tám câu thơ mà tác giả đã sử dụng tới tám từ Hán Việt:
hoàng hôn, viễn phố, ngư ông, mục tử, lữ thứ, trang đài, hàn ôn, cô thôn. Đặc
biệt những từ Hán Việt này lại được đặt vào những vị trí quyết định giá trị của câu thơ: Đặt vào cuối vần để gây tiếng vang vọng trong tâm hồn độc giả. Bằng cách này Bà Huyện Thanh Quan đã đua chúng ta về với cõi vĩnh viễn của ý niệm. Nếu không có những từ Hán Việt này thì Bà Huyện Thanh quan không thể diễn tả được điều đó.
Chúng ta hãy đọc lại phần cuối của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“…Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”
(Hồ Chí Minh toàn tập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – 24) Chúng ta đều biết, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng non trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách: Tiến vào từ phía Bắc là hai mươi vạn quân Tưởng, tiến vào từ phía Nam là một vạn quân Anh, núp sau quân Anh là thực dân Pháp đang có ý định lăm le trở lại xâm lược nước ta. Sau một loạt những Hiệp định và hòa ước, nhưng thực dân Pháp vẫn bộc lộ rõ dã tâm xâm lược của mình. Vì vậy mà đêm ngày 19/12/1946, Bác đã soạn thảo “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Ở phần cuối của văn bản trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng liên tiếp những từ Hán Việt xen với những từ thuần Việt để khẳng định ý chí quyết tâm của nhân dân ta trong việc đánh đuổi thực dân Pháp cứu nước. Những từ Hán Việt đã được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để nhằm nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng nhất chí của toàn thể dân tộc ta. Trong những trường hợp như thế thì từ thuần Việt không thể thay thế được. Điều đó càng khẳng định giá trị to lớn của từ Hán Việt trong sáng tác văn học.