Giải pháp về giá

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 40 - 42)

a. Giá cả là gì?

Đứng trên các góc độ khác nhau thì có các khái niệm khác nhau vể giá cả, ta cần quan tâm một số khái niệm sau:

+ Với hoạt động trao đổi, giá cả được định nghĩa: Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường.

+ Với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.

+ Với người bán: Giá cả của một hàng hoá, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó. Người bán coi mức giá tiêu thụ là doanh thu tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá bán cao có thể coi là xu hướng ứng xử về giá của người bán.

Quan niệm của marketing khi đánh giá về tầm quan trọng của giá:

- Giá là biến số duy nhất của Marketing- mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp.

- Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh. Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị marketing.

b. Chiến lược giá

Chiến lược giá bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:

+ Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá.

+ Xác định mức giá chào hàng, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn, thời hạn thanh toán...Đó là việc xác định những mức giá cụ thể cho từng mặt hàng, kiểu kênh phân phối, thời gian và địa điểm tiêu thụ, phương thức thanh toán. Việc tìm kiếm các phưong pháp định giá khoa học là vấn đề quan trọng nhất của nội dung này.

+ Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.

+ Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả.

Các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lược về giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh về giá của các đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược giá:

b 1) Xác định giá cho sản phẩm mới

Khi tung sản phẩm mới vào thị trường doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai kiểu chiến lược giá sau:

- Chiến lược giá “Hớt phần ngon”

- Chiến lược giá “Bám chắc thị trường”

b 2) Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm

Việc định giá cho danh mục sản phẩm cần được phân biệt theo từng tình huống cụ thể:

- Định giá cho chủng loại sản phẩm

- Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm

- Xác định giá cho những sản phẩm kèm theo bắt buộc

- Định giá cho sản phẩm phụ

b 3) Các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản - Định giá 2 phần

- Định giá trọn gói

- Định giá theo nguyên tắc địa lý - Chiết giá và bớt giá

- Định giá khuyến mại - Định giá phân biệt b 4) Thay đổi giá

- Chủ động cắt giảm giá - Chủ động tăng giá

b 5) Đối phó lại với việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh( Lựa chọn các phản ứng về giá cạnh tranh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 40 - 42)