Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 34 - 36)

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dựa vào một số các chỉ tiêu sau:

1.2.4.1 Thị phần của doanh nghiệp/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh Là một chỉ tiêu hay sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Người ta thường xem xét các loại thị phần sau:

- Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: đó chính là tỷ lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành.

- Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: đó là tỷ lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn khúc.

- Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào.

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết được mình đang đứng ở vị trí nào, và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.

Ưu điểm: chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính.

Nhược điểm: khó đảm bảo tính chính xác do khó có thể thu thập được một cách chính xác thông tin về doanh số của các doanh nghiệp.

1.2.4.2 Doanh thu/ doanh thu của các đối thủ mạnh nhất

Nếu sử dụng chỉ tiêu này người ta có thể chọn từ 2 đến 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo lĩnh vực cạnh tranh khác nhau mà chọn khác nhau.

Chỉ tiêu này có ưu điểm đơn giản, dễ tính. Nhưng có nhược điểm là khó chính xác vì mỗi lĩnh vực có doanh nghiệp đứng đầu khác nhau.

1.2.4.3 Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu

Đây là chỉ tiêu hiện nay được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

Thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp thấy được hiệu quả hoạt động của mình. Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào công tác marketing mà hiệu quả mang lại không cao.

Xem xét tỷ lệ: chi phí marketing/ tổng chi phí ta thấy tỷ lệ này cao chứng tỏ việc đầu tư cho khâu marketing là tương đối lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại cơ cấu đầu tư. Có thể thay vì việc quảng cáo rầm rộ, doanh nghiệp có thể đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển.

1.2.4.4 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ấy. Đó chính là chênh lệch( giá bán – giá thành)/ giá bán. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ là sự cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi.

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)