Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 26 - 27)

của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp bắt đầu bước vào khởi sự kinh doanh phải có những nguồn lực nhất định. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới bảo đảm cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.

Thực chất tăng năng lực cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín...Cụ thể là doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động... Hay nói cách khác tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.

Trong cơ chế thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Song song với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của khách hàng ngày càng khắt khe, họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đáp ứng nhu cầu đó doanh

nghiệp luôn tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ... hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường.

Đối với Việt Nam, khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế

Một phần của tài liệu các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thương mại và xây dựng xuân hiển (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)