Đảm bảo từ nguồn tài trợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 40 - 45)

a. Cấu trúc nguồn tài trợ ngắn hạn:

Nguồn tài trợ từ các nguồn vay nợ đóng vay trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, khó tìm được một doanh nghiệp mà không sử dụng các khoản vay nợ. Vì thế, để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, cụ thẻ hơn là để tài trợ cho các tài sản lưu động của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Trong đó là các nguồn như: Tín dụng ngân hàng ( vay ngắn hạn và dài hạn), tín dụng thương mại, thuế và cá khoản ngân sách nhà nước. Từ báo cáo tài chính của công ty, ta có được cơ cấu tài trợ từ các nguồn vay nợ như sau:

Chỉ tiêu 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ Vay ngắn hạn 16,481,063,324 28.12% 21,817,341,668 24.51% Phải trả người bán 10,104,321,896 17.24% 13,263,092,242 14.90% Người mua ứng trước 1,101,863,409 1.88% 222,535,105 0.25% Phải trả NSNN -146,524,389 -0.25% -721,013,739 -0.81% Phải trả CNV 826,397,556 1.41% 1,513,238,712 1.70% Phải trả nội bộ 46,887,805 0.08% 26,704,213 0.03% Phải trả, phải nộp khác 15,912,548,693 27.15% 20,847,088,611 23.42% Vay, nợ dài hạn 14,285,735,203 24.37% 32,043,667,872 36.00% Tổng nợ phải trả 58,609,755,776 100% 89,014,041,892 100%

Bảng : Cấu trúc nguồn tài trợ ngắn hạn của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi Từ bảng tổng hợp trên, cho thấy tổng nợ của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là hơn 30 tỷ tương ứng với 40,53%. Như vây, Công ty cổ phần dệt may Cát Bi đã tăng cường tài trợ cho các tài sản của họ bằng cách tăng nợ. Cụ thể, thông quá các khoản vay ngắn hạn tăng.

Cũng từ bảng số liệu trên, khoản vay ngắn hạn tăng , khoản vay dài hạn tăng mạnh từ 14,1 tỷ năm 2007 lên 32 tỷ VND năm 2008, tương ứng tăng 124% . Trong khi nguồn tín dụng thương mại (gồm phải trả người bán và người mua trả trước),khoản phải trả các đơn vị nội bộ tăng, phải nộp Nhà nước giảm.Điều này chắc chắn làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chỉ tiêu 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ Vay ngân hàng 30,766,798,527 52.49% 53,861,009,540 60.51% Tín dụng thương mại 11,206,185,304 19.12% 13,485,627,347 15.15% Nợ tích lũy 679,873,167 1.16% 792,224,973 0.89% Nợ khác 15,912,548,693 27.15% 20,847,088,611 23.42% Nợ nội bộ 46,887,805 0.08% 26,704,213 0.03% Tổng nợ phải trả 58,609,755,776 100% 89,014,041,892 100% Bảng : Cấu trúc nguồn tài trợ ngắn hạn theo nguồn hình thành

b. Nguồn tài trợ của công ty

Nguồn tài trợ từ vay ngân hàng:

Tài trợ từ vay ngân hàng bao gồm cả vay ngắn hạn và vay dài hạn. Vay ngắn hạn thường được sử dụng cho nhu cầu tài trợ ngắn hạn, và lượng vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ. Nợ dài hạn cũng tăng lên trong năm 2008, tăng 17,7 tỷ đồng tương ứng với tăng 124% so với năm 2007. Nguồn tài trợ này tăng do nhu cầu mua sắm tài sản cố định và tài trợ một phần tài sản lưu động. Hiện nay, Công ty cổ phần dệt may Cát Bi đang có quan hệ tín dụng với hai ngân hàng là ngân hàng ngoại thương và ngân hàng công thương Việt Nam. Công ty luôn luôn thanh toán các khoản nợ cho hai ngân hàng này theo đúng kỳ hạn, và là một trong những khách uy tín của hai ngân hàng.

Nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại:

Tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ ngắn hạn, trong bảng cân đối kế toán thì nguồn tài trợ này thường gồm hai khoản mục: phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền ứng trước. Thực chất đây là nguồn vốn chiếm dụng của Công ty đối với nhà cung cấp đầu vào và khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, và nó là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , được các doanh nghiệp đặc biệt ưu chuộng. Khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào uy tín của doanh nghiệp và tương quan thế lực giữa doanh nghiệp và các lực lượng hữu quan.

Để thấy rõ hơn sự biến động của nguồn vốn này , ta nghiên cứu bảng sau:

Người mua ứng

trước 1,101,863,409 9.83% 222,535,105 1.65%

Tín dụng TM 11,206,185,304 100% 13,485,627,347 100% Tỷ trọng trong tổng

nợ 19.12% 15.15%

Bảng : Nguồn tài trợ tín dụng thương mại của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi

Theo như bảng trên, tổng vốn tín dụng thương mại của Công ty tăng mạnh trong 3 năm qua. Từ 11.206.185.304 đồng năm 2007 tăng tới 13.485.627.347 đồng, tương ứng tăng 20,34%. Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại trong tổng vốn vay giảm mạnh từ 19,12% năm 2007 xuống 15,15% năm 2008. Có thể nói trong năm 2008 nguồn tài trợ từ vốn tín dụng thương mại của Công ty là khá cao. Khoản phải trả nhà cung cấp năm 2008 tăng hơn 3 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng khoản người mua ứng trước giảm gần 1 tỷ đồng.

Như vậy, Công ty cổ phần dệt may Cát Bi trong năm 2008 có tỷ trọng tín dụng thương mại trong tổng nợ giảm do tốc độ tăng của các khoản tín dụng thương mại không bằng tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Tuy nhiên, tín dụng thương mại vẫn tăng gần 3 tỷ đồng. Điều này chúng tỏ, công ty đang sử dụng một nguồn tài trợ hấp dẫn với chi phí thấp, làm tăng hiểu quả sử dụng nguồn tài trợ. Nhưng nguồn tài trợ này không đủ để tài trợ cho tốc độ tăngcác tài sản lưu động, vì thế công ty phải tăng cường vốn vay để tài trợ cho các tài sản lưu động.

Nguồn tài trợ từ các khoản nợ tích lũy:

Nguồn tài trợ từ các khoản nợ tích luỹ của Công ty bao gồm các khoản nợ ngân sách Nhà nước, nợ CBCNV.

• Nợ ngân sách Nhà nước của Công ty ở dưới dạng thuế các loại, bao gồm 3 khoản mục là thuế GTGT hàng nội địa thuế thu nhập doanh nghiệp và thu về sử dụng vốn NSNN hay thu trên vốn. Theo quy định hiện hành Công ty phải tạm tính thuế và các khoản phải nộp NSNN theo mức quy định vào đầu các quý và nộp các khoản này đúng hạn theo giấy báo của cơ quan thuế. Công ty phải nộp

dựa trên số liệu thực tế: nếu số phải nộp thực tế nhỏ hơn số đã tạm nộp thì Công ty phải nộp bổ sung phần chênh lệch. Ngược lại, nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thì phần đã nộp thừa sẽ được cơ quan thuế Nhà nước giữ lại và khấu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Đương nhiên trong thời hạn chưa phải nộp thuế, Công ty được phép sử dụng nó như một nguồn tài trợ ngắn hạn.

• Khoản phải trả cán bộ công nhân viên: Trong cơ cấu vốn vay, khoản mục phải trả CNV trong Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ và tăng trong hai năm qua. Năm 2007 là 1,41% so với tổng nợ và năm 2008 là 1,7% so với tổng nợ.

Theo quy định, hàng tháng Công ty tính tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính tiến lương, các khoản phải trích theo lương phải trả công nhân viên. sau khi tính toán Công ty phải trích quỹ ngay . nhưng Công ty thực hiện trả lương vào cuối tháng nên phần quỹ này Công ty có thể sử dụng vào việc tài trợ cho tài sản lưu động, khi cần có thể hoàn trả. Ngoài ra hàng tháng Công ty có tạm ứng cho công nhân viên vào ngày 10. Nhưng tài khoản “tạm ứng” lại nằm bên phần tài sản trong bảng cân đối tài chính. Do vậy, nguồn vốn “phải trả công nhân viên” luôn tồn tại (tài khoản 334 luôn có số dư có).

Nguồn tài trợ từ huy động nội bộ:

Đây là nguồn tài trợ được tạo lập từ mối quan hệ của công ty với các đơn vị nội bộ. Nguồn tài trợ này không lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ nhưng nó có thể đáp ứng ngay nhu cầu vốn tạm thời của công ty tại những thời điểm nhất định. Và nguồn tài trợ này có xu hướng giảm:

Chỉ tiêu 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ

Nợ nội bộ 46,887,805 0.08% 26,704,213 0.03%

2.5.4 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn:

Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ

Nợ ngắn hạn 44.324.020.573 56.970.374.020 12.646.353.629 28,53% Tài sản lưu đông 42.147.873.780 57.674.477.909 15.526.604.129 36,83%

Bảng: Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn trong hai năm 2007 và 2008

Vốn lưu động ròng -2.176.146.793 704.103.707 Nhu cầu vốn lưu động ròng 11.451.572.425 21.075.631.661

Ngân quỹ ròng -13.627.719.218 -20.371.527.954

Vay ngắn hạn 16.481.063.324 21.817.341.668

Chênh lệch 2.853.344.106 1.445.813.714

Ta nhận thấy, vốn lưu động ròng của công ty trong năm 2007 là gần -2,2 tỷ đồng và nhỏ hơn 0, chứng tỏ trong năm này, công ty đang có sự mất cân đối tài chính, khả năng thanh toán có khả năng gặp khí khăn. Năm 2008 tình hình có tốt hơn nhưng vân chưa đáp ứng đủ nhu cầu tình hình tài chính của công ty. Cụ thể, ngân quỹ ròng của công ty luôn âm, năm 2007 là âm gần 13,6 tỷ đồng, năm 2008 là âm gần 20,4 tỷ đồng. Cho thấy công ty có sự mất cân bằng lớn về cơ cấu tài chính ngắn hạn. Để đáp ứng đủ lượng tiền trên, công ty phải đi vay ngắn hạn để bù đắp, sử dụng tài sản lưu động. Điều này do lượng khoản phải thu quá nhiều, tức là lượng tiền công ty bị chiếm giữ nhiều, nhưng lượng tiền công ty chiếm giữ của các doanh nghiệp khác quá ít. Ta có thể thấy qua tỷ lệ Khoản phải thu so với khoản phải trả như ở trên. Công ty mất chủ động về tài chính.

Chỉ tiêu 2007 2008

Tín dụng thương mại 11,206,185,304 13,485,627,347 Khoản phải thu 20,731,031,793 25,952,339,991

Tỷ số TM/PT 185% 192.44%

2.5.5 Ảnh hưởng của phương án tài trợ ngắn hạn đến doanh thu:

Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ

Tổng doanh thu 102.651.784.615 116.328.197.522 13.676.412.907 13,32% Nợ ngắn hạn 44.324.020.573 56.970.374.020 12.646.353.629 28,53% Tài sản lưu đông 42.147.873.780 57.674.477.909 15.526.604.129 36,83% VLĐ ròng -2.176.146.793 704.103.707 2.880.250.500 232,36%

Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng, phương án tài trợ ngắn hạn khác nhau sẽ đem đến kết quả khác nhau. Cụ thể, trong năm 2007 doanh thu của công ty là 102.651.784.615

đồng tăng lên 116.328.197.522 đồng năm 2008 với tốc độ tăng là 13,32%. Và nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động ròng là 232,36%. Phương án tài trợ ngắn hạn của năm 2008 đã tốt lên nhưng vẫn chưa đủ. Nhưng, tốc độ tăng của doanh thu vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, dẫn tới vòng quay tài sản lưu động giảm

2.5.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương án tài trợ ngắn hạn tại Công ty cổ phần dệt may Cát Bi .

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w