Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 25 - 26)

Thị trường chủ yếu của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi khi mới thành lập chủ yếu là các nước XHCN ( như các nước Đông Âu, Liên Xô ). Hiện nay, bằng sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty, thị trường của công ty ngày càng mở rộng ra nhiều nước khác như Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển. . . Trong những năm mà hàng loạt các nước XHCN sụp đổ, thị trường của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng lớn. Trước tình hình đó, công ty đã tiến hành mở rộng, tiếp cận nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, như các nước có nền kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ và đã chú trọng rất nhiều ở thị trường nội địa.

Cho tới nay, Công ty đã có quan hệ hợp tác với hơn 40 nước trên thế giới ( Các nước EU, Nhật Bản, Mỹ . . . ) và hợp tác với nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi như : Công ty Kowa, Marubeny, Takarabuve( Nhật Bản ); Valeay, Tech ( Đài Loan); Mangharms (Hồng Kông ); Senhan ( Hàn Quốc ); Texline ( Singapore ); Rarstab (Pháp); và Seidentichker ( Đức ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của công ty bao gồm: Mỹ, Đông Âu, EU, Đan Mạch, Thụy Điển, Châu Phi, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Thị trường nội địa cũng được công ty rất quan tâm theo nhịp phát triển của nền kinh tế của cả nước. Với sự nhập của nước ta vào WTO, thì thị trường nội địa cũng đang là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần dệt may Cát Bi nói riêng, liệu các doanh nghiệp may có thể trụ vững trên thị trường nhà hay không? Khi mà các sản phẩm dệt may của Trung Quốc được mang vào nước ta với giá rẻ hơn. . .

Chính vì vậy, Công ty cổ phần dệt may Cát Bi luôn xác định giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, công đã đặt ra một số chiến lược phát triển thị trường:

Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty đặc biệt chú trọng đến thị trường FOB vì đây

là con đường phát triển lâu dài của công ty. Công ty luôn luôn không ngừng thay đổi và sáng tác thêm nhiều mẫu mốt mới để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, xây dựng thêm mạng lưới nhà thầu phụ, nắm vững thông tin giá cả; gắn với việc sản xuất sản phẩm dệt may mặc và sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu để thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Đối với thị trường nội địa: Công ty đang từng bước phát triển thị trường nội địa và

tăng tỷ trọng nội địa hóa trong các đơn đặt hàng, cũng đang là vấn đề được công ty quan tâm. Vì thế, công ty đang xây dựng nhiều trung tâm kinh doanh, cửa hàng nhằm tiêu thụ hàng hóa và mở rộng hệ thống bán buôn bán lẻ tại Hà Nội, Thành Phố HCM và các tỉnh thành phố trên cả nước. Công ty có chủ trương phải luôn chủ động tìm nguồn khách hàng, tiếp cận thân thiện : tiếp khách hàng tại công ty, chào

trên các phương tiện thông tin đại chúng, trình diễn thời trang, mở văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia nhăm giới thiệu sản phẩm tới mọi khách hàng.

Đối với thị trường gia công: Công ty luôn duy trì và giữ vững một số khách hàng

truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và phát triển sang các thị trường khác như châu Á, châu Mỹ La Tinh nhằm xây dựng hệ thống khách hàng đảm bảo cho lợi ích của cả 2 bên.

Với chiến lược phát triển thị trường của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi đang từng bước mở rộng thêm thị trường kinh doanh, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới trên toàn bộ thế giới.

Công ty cổ phần dệt may Cát Bi cũng chịu nhiều sức ép từ các doanh nghiệp dệt may khác ở quốc tế cũng như nội địa, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng là thượng đế, đó là câu khởi đầu cho cuộc chiến dành khách hàng. Hiện nay, với sự gia nhập WTO thì sản phẩm dệt may đã có được nhiều ưu đãi nhưng thay vào đó là những đối thủ cạnh tranh với nguồn tài chính hùng hậu, sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp, nguồn nguyên vật liệu tại chỗ luôn cung ứng kịp thời. Một số đó là ngành dệt may Trung Quốc, là đối thủ mạnh nhất trên thị trường nội địa, cũng như trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong nước. Các đối thủ cạnh tranh lơn trong nước như Việt Tiến, Tây Đô, Thăng Long, may 10, Nhà Bè. Còn gặp phải các đối thủ từ nước ngoài mà trước hết là các nước trong khu vực như các doanh nghiệp của Singapor, Malayxia, Philippin, Trung Quốc. . . các doanh nghiệp cảu họ có khả năng tự cung ứng nguồn nguyên vật liệu và phụ kiện trong nước có chất lượng cao, có nhãn hiệu quen thuộc và uy tín trên thị trường quốc tế. Rõ rang, dệt may Việt Nam nói chung cũng như Công ty cổ phần dệt may Cát Bi nói riêng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký, nếu không được đầu tư đúng mức về phương diện, có chiến lược và chính sách thích hợp thì công ty kho long trụ vững được trên thị trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w