a. Phân tích khả năng thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết xí nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Con số này phản ánh giá trị của TSNH mà xí nghiệp có thể sủ dụng để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Như chúng ta biết các doanh nghiệp thường sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các TSNH nên nếu chỉ số này an toàn thì đem lại sự an toàncho doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,34 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2007 thì con số này là 1,01. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2008 tăng 0,06 lần so với năm 2007.
Chỉ số thanh toán nhanh:
Đây là một chỉ tiêu phản ánh chặt cẽ hơn khả năng thanh toán của xí nghiệp, chỉ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của xí nghiệp và được tính toán dựa trên tài
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
sản lưu động, có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu trả nợ khi cần thiết:
Năm 2007, chỉ số thanh toán nhanh của xí nghiệp là 0,53 lần và năm 2008 là 0,48 , giảm 0,05 lần so với năm 2007. Năm 2007 cứ 1 đồng nợ đến hạn được đảm bảo bởi 0,53 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển thành tiền, năm 2007 con số này lf 0,48. Như vậy, chỉ số thanh toán nhanh vẫn thấp hơn 1 chưng tỏ khả năng trong việc sẵn sàng thanh toán nợ đến hạn là tương đối thấp. Việc này do năm 2008 lượng hàng tồn khi tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của khoản phải thu, dẫn tới làm giảm khả năng chuyển đổi thành tiền, làm giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đồng thời còn giảm khả năng ứ đọng vốn trong các khoản phải thu.
Chỉ số thanh toán tức thời:
Chỉ số thanh toán tức thời đánh giả khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ đến hạn bằng các khoản tương đương tiền:
Chỉ số này của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi trong 2 năm 2007, 2008 rất thấp. Điều này cho thấy lượng tài sản bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền co trong công ty rât thấp, khó khăn trong công tác trả nợ ngắn hạn. Trong năm 2007, cứ 2 đồng ngắn hạn của công ty chỉ được đảm bảo bởi 0,033 đồng và năm 2008 chỉ là 0,004 đồng. Doanh nghiệp nên cải thiện tình hình tránh mất khả năng thanh toán dễ dẫn tới mất uy tín đối với các nhà tài trợ.
Tỷ lệ khoản phải thu so với các khoản phải trả:
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng
Chỉ tiêu 2007 2008
Tín dụng thương mại 11,206,185,304 13,485,627,347 Khoản phải thu 20,731,031,793 25,952,339,991
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Khả năng thanh toán nhanh 0,53 0,48
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Ta nhận thấy tỷ số này năm 2007 là 185%, năm 2008 là 192%, đều lớn hơn 100%. Tỷ số này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng thấp hơn so với số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. từ các cá nhân và đơn vị khác.
Như vậy, ta nhận thấy công ty chủ yếu đi vay nợ bên ngoài, các khoản nợ của doanh nghiệp đều là những khoản nợ nhà cung cấp và tổ chức tín dụng nên phải chịu chi phí vay. Doanh nghiêp đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Để cải thiện tình hình công ty cần nên thu hồi các khoản phải thu để tăng lượng tiền mặt giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.