Cơ sở thực hiện biện pháp:

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 46 - 49)

Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần dệt may Cát Bi qua hai năm 2007 và 2008. Ta nhận thấy rằng tình hình tài chính của công ty trong năm 2008 đã giảm so với năm 2007. Đặc biệt trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động chưa tốt nên làm cho vốn lưu động bị ứ đọng, khả năng thanh toán thấp,làm cho vòng quay tài sản lưu động thấp, dẫn tới ảnh hưởng tới hoạt tài trợ ngắn hạn của công ty. Công ty cổ phần dệt may Cát Bi là công ty sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may mặc. Vì vậy, công ty cần phải có biện pháp quản lý tốt các khoản mục tài sản lưu động để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao, đồng thời tìm được nguồn tài trợ ngắn hạn hợp lý. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó rút ngắn được thời gian chu chuyển của vốn được tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong quá trình kinh doanh, giúp cho công ty có thể giảm bớt lượng vốn trong lưu thông mà vẫn đảm bảo quy mô hoạt động của công ty.

Do đó, đề hoàn thiện phương án tài trợ ngắn hạn tại Công ty cổ phần dệt may Cát Bi . em đề xuất biện pháp :

“Xác định nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty trong năm tới

a. Kế hoạch kinh doanh dự kiến trong năm 2009.

Công ty cổ phần dệt may Cát Bi đã hình thành và phát triển hơn 5 năm, công ty không chỉ cung cấp các sản phẩm may mặc chất lượng mà còn chia sẻ kinh nghiệm và gắn lợi ích công ty với lợi ích khách hàng, các công ty khác trong cùng ngành và nhà cung cấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, cũng như những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới, ngày nay, nhu cầu ăn mặc lại càng đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, mà thị trường dệt may mặc ngày một phong phú và phát triển nhưng cũng chịu nhiều yêu cầu gắt gao từ phía khách hàng. Công ty cổ phần dệt may Cát Bi cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của thị trường, và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Công ty phấn đấu trở thành một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam.

Qua kết quả kinh doanh năm 2007 và 2008 cho thấy tốc độ tăng doanh thu của công khá cao, năm 2008 doanh thu của công ty tăng 13,32% so với năm 2007. Giá vốn hàng bán của công ty trong năm 2008 tăng 15,87% so với năm 2007, và chiếm lần lượt là 82,04%; 83,88% tỷ trọng doanh thu. Cùng với xu hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới, công ty chủ trương đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

trong năm 2009, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và xây dựng mối quan hệ với các đối tác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Vì vậy, công ty đã đưa ra mục tiêu cụ thể trong năm 2009 như sau:

• Ước tính doanh thu năm 2009 tăng 15% so với năm 2008.

• Giá vốn dự kiến năm 2009 công ty vẫn dự kiến tăng cùng tỷ lệ với doanh thu và chiếm 83% doanh thu năm 2008.

Do đó, ta có bảng doanh thu dự kiến như sau:

Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch tỷ lệ

1. Tổng doanh thu 116,328,197,522 133,777,427,150 17,449,229,628 15% 2. Giá vốn HB 97,585,612,128 112,223,453,947 14,637,841,819 15% 3. Lãi gộp 18,742,585,394 21,553,973,203 2,811,387,809 15%

Bảng 4.1 Dự kiến doanh thu năm 2009 tại Công ty cổ phần dệt may Cát Bi

b. Kết quả kinh doanh 2008.

Kết quả doanh thu năm 2008:

Tháng Doanh thu Tỷ lệ Tháng một 9,550,545,017 8.21% Tháng hai 10,609,131,614 9.12% Tháng ba 6,118,863,190 5.26% Tháng tư 5,025,378,133 4.32% Tháng năm 14,378,165,214 12.36% Tháng sáu 10,713,826,992 9.21%

Tháng bảy 7,270,512,345 6.25% Tháng tám 5,979,269,353 5.14% Tháng chin 13,668,563,209 11.75% Tháng mười 11,097,710,044 9.54% Tháng mười một 9,469,115,278 8.14% Tháng mười hai 12,447,117,135 10.70% Tổng 116,328,197,522 100% Nhận xét:

Tỷ lệ doanh thu theo tháng của công ty không đồng đều, doanh thu của công ty trong 2 tháng: tháng 3 và tháng 4 là thấp nhất, tháng 7 , tháng 8, tỷ lệ doanh thu cũng tương đối thấp. Tình trạng này là do công ty đang sản xuất các lô hàng để xuất khẩu, hoặc đang nhận các đơn đặt hàng từ phía khách hàng, nên trong những tháng này tỷ lệ doanh thu của công ty sẽ tương đối thấp. Tiếp các tháng sau công ty bán được hàng, và nhận các đơn đặt hàng tiếp, nên tỷ lệ doanh thu tăng lên.

Bảng rút gọn cơ cấu tài sản – nguồn vốn năm 2008:

Chỉ tiêu Năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2008

Tài sản 107,182,724,768 Nguồn vốn 107,182,724,768

Tài sản ngắn hạn 57,674,477,909 Nợ ngắn hạn 56,970,374,202

- Tiền 250,049,377 - Vay ngân hàng 21,817,341,668

- Các khoản phải thu 25,952,339,991 - Tín dụng TM 13,485,627,347

- Hàng tồn kho 30,276,324,204 - Nợ tích lũy 792,224,973

- Tài sản LĐ khác 1,195,764,337 - Nợ khác 20,847,088,611

Tài sản dài hạn 49,508,246,859 - Nợ nội bộ 26,704,213

Nợ dài hạn 32,043,667,872

VCSH 18,168,682,877

- Nguồn vốn, quỹ 18,385,925,758

- Kinh phí,quỹ khác -217,242,882

c. Tình hình thu và chi tại công ty:

Để dành thắng lợi trên thị trường, một điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp là có một chính sách thương mại hợp lý. Vì tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giầu có nhưng cũng đồng thời đem đến những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần dệt may Cát Bi đưa ra chính sách bán chịu cho phép khách hàng nợ trong 30 ngày kể từ ngày giao hàng. Trên thực tế, công ty không thể thu hết số tiền trên trong vòng 30 ngày.

Trong năm 2008, tình hình thu nợ của công ty như sau:

• Số lượng thu trong vòng 30 ngày, chiếm tỷ trọng là 40%

• Số lượng thu trong khoảng 31-60 ngày, chiếm tỷ trọng là 35%

• Số lượng thu trong khoảng 61-90 ngày, chiếm tỷ trọng là 25%

Nhà cung cấp chấp nhận cho công ty thanh toán trong vòng 60 ngày, 20% trong tháng đầu tiên, 80% vào tháng thứ 2 sau khi nhận được hàng.

 Tình hình chi tiền tại công ty.

Các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như:  Chi phí bán hàng: chiếm 1.5 % doanh thu

 Phải trả người lao động: bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cùng với các khoản trích nộp theo tỷ lệ như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, chiếm 2.4 % doanh thu, được chi trả vào cuối mỗi tháng.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp là

4.1.2 Mục đích của biện pháp:

• Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đồng thời tránh ứ đọng lãng phí vốn.

• Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp.

• Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài trợ ngắn hạn, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý tài sản lưu động trong nội bộ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp hoàn thiện phương án tài trợ tài Công ty cổ phần dệt may Cát Bi (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w