a. Dự kiến doanh thu từng tháng trong năm 2009:
Dựa trên kết quả doanh thu của từng tháng trong năm 2008, ta giả sử rằng trong năm 2009, kết quả doanh thu từng tháng cũng như năm 2008. Do đó, ta có kết quả doanh thu dự kiến từng tháng trong năm 2009 sau:
Tháng Doanh thu Tỷ lệ Tháng một 10,983,126,769 8.21% Tháng hai 12,200,501,356 9.12% Tháng ba 7,036,692,668 5.26% Tháng tư 5,779,184,853 4.32% Tháng năm 16,534,889,996 12.36% Tháng sáu 12,320,901,041 9.21% Tháng bảy 8,361,089,197 6.25% Tháng tám 6,876,159,756 5.14% Tháng chín 15,718,847,690 11.75% Tháng mười 12,762,366,550 9.54% Tháng mười một 10,889,482,570 8.14% Tháng mười hai 14,314,184,705 10.70% Tổng 133,777,427,150 100%
b. Dự kiến thu- chi tiền năm 2009:
Dự kiến thu tiền:
Từ doanh thu dự kiến năm 2009, dựa vào tình hình thu tiền thực tế của công ty: số tiền thực tế thu được trong tháng thứ 1 là 40% doanh thu tháng đó, 35% doanh thu tháng đó được thu trong tháng thứ 2 và số còn lại thu trong tháng thứ 3.
Đầu năm 2009, công ty còn phải thu một khoản 9.835.549.100 đồng, số tiền này dự kiến sẽ thu hết trong 2 tháng đầu năm theo tỷ lệ như trên, từ đó ta có biểu thu tiền dự kiến của năm 2008.
Dự kiến chi tiền: Ta giả thiết, công ty vẫn tiến hành tổ chức như năm trước. Do đó, ta coi chi phí quản lý doanh nghiệp là không đổi, vì vậy tình hinh chi tiền của công ty năm 2009 sẽ là:
• Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: - Chi phí bán hàng: chiếm 1,5% doanh thu
- Chí phí quản lý doanh nghiệp trung bình mỗi tháng: 876.243.308 - Chi lương cho công nhân viên chiếm 2,4% doanh thu
- Cuối năm 2008, công ty còn vay một khoản vay ngắn hạn là 21,817,341,668 đồng phải trả lãi trong vòng 6 tháng với lãi suất là 1,25%/tháng.
• Chi cho hoạt động mua hàng: Theo chính sách dự trữ của công ty, thì nhu cầu của tháng sẽ được nhập về trong tháng trước, và tiền hàng phải trả trong vòng
hai tháng kể từ ngày giao hàng. Lần đầu trả 20% sau khi nhập, phần còn lại được trả lại trong tháng thứ 2.
c. Xác định nhu cầu tài trợ ngắn hạn trong năm 2009:
Căn cứ vào bảng tổng hợp thu chi ta xác định được nhu cầu tài trợ ngắn hạn của Công ty cổ phần dệt may Cát Bi trong năm 2009 như sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 1 Tháng 3
Tổng số tiền thực thu BH 11,117,020,525 11,836,074,195 9,830,634,234 7,824,641,714 Tổng các khoản thực chi 10,580,743,374 11,345,422,065 7,315,457,339 8,170,348,609 Thừa thiếu nội bộ tháng 536,277,151 490,652,130 2,515,176,895 -345,706,895
Số dư đầu kỳ 250,049,377 786,326,528 1,276,978,658 3,792,155,553
Thừa thiếu trong tháng 786,326,528 1,276,978,658 3,792,155,553 3,446,448,658
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10
Tổng số tiền thực thu BH 11,790,473,542 8,757,070,381 10,784,467,290 12,325,583,250 Tổng các khoản thực chi 8,477,608,604 8,846,647,015 14,899,460,217 12,400,765,432 Thừa thiếu nội bộ tháng 3,312,864,938 -89,576,634 -4,114,992,927 -75,182,182 Số dư đầu kỳ -1,081,755,255 2,231,109,683 2,141,533,049 -1,973,459,878
Thừa thiếu trong tháng 2,231,109,683 2,141,533,049 -1,973,459,878 -2,048,642,060
Như vậy, ta xác định được nhu cầu tài trợ ngắn hạn trong năm 2009 từng tháng như trên
d. Xác định các hình thức tài trợ cho nhu cầu vốn.
Từ bảng xác định nhu cầu vốn dự kiến cho năm 2009, thì công ty có thể lựa chọn các hình thức để huy động vốn cho nhu cầu vốn cần bổ sung.
Công ty không có nhu cầu đầu tư dài hạn trong tương lai, mà chỉ có nhu cầu tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn nên việc huy động vốn chủ yếu là từ các nguồn ngắn hạn và vốn tự có.
Các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể huy động để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn của mình có thể là:
• Tín dụng thương mại
• Tín dụng ngân hàng
Tuy nhiên tùy vào tình hình kinh doanh cụ thể của công ty và tùy thuộc vào đặc điểm vay của từng hình thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Tiêu thức lựa chọn
Tín dụng thương mại
Ưu điểm: Là hình thức vay thông thường và giản đơn, tiện lợi trong hoạt
động kinh doanh Nhược điểm:
- Mất đi một khoản chiết khấu thương mại - Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp
- Việc lạm dụng tín dụng có thể gây mất uy tín của doanh nghiệp và trong các giao dich sau doanh nghiệp có phải chụi chi phí tín dụng cao như tiền phạt, thanh toán lãi trả chậm
Tín dụng ngân hàng
Điều kiện vay:
- Có năng lực pháp luật dân sự; - Mục đích vay vốn hợp pháp;
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh (đối với vay trung dài hạn: vốn tự có tham gia tối thiểu là 30%);
- Có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;
- Có tài sản bảo đảm hợp pháp cho khoản vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh;
Các hình thức vay:
- Vay theo hạn mức tín dụng: phụ thuộc vào quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng căn cứ trên điều kiện cụ thể, đặc biệt là hạn mức hoặc gọi là hạn mức thấu chi thỏa thuận. Đặc điểm của hình thức này là tính chất tự động trong hạn mức, tức là khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể sử dụng một số tiền nhất định của ngân hàng vào bất kỳ lúc nào mà không cần phải qua thủ tục thẩm định và thế chấp. Chi phí vay rẻ hơn nhưng đổi lại doanh nghiệp phải là khách hàng thường xuyên của ngân hàng đó hoặc chứng minh được mình có nhu cầu thường xuyên cũng như khả năng thanh toán tốt.
- Vay theo món: được thực hiện khi bên vay trình cho ngân hàng hợp đồng phải thực hiện, thế chấp bằng các khoản phải thu, bằng hàng hóa hoặc tài sản thế chấp. loại hình này thường qua thủ tục thẩm định kỹ càng. Ngân hàng thường cho vay một khoản thấp hơn giá trị thế chấp và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng khoản vay. Chi phí loại hình này thường
cao nếu tính cả những chi phí liên quan đến tài sản và hàng hóa thế chấp.
Thời hạn vay: Thời hạn vay căn cứ vào phương án SX - KD, đặc điểm luân chuyển vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Lãi suất:
- Lãi suất cho vay linh hoạt, có nhiều mức phù hợp với phương thức và loại cho vay.
- Có chính sách lãi suất và điều kiện cho vay ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt.
e. Các hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch huy động vốn
Để việc xác định nhu cầu vốn trong tương lai có hiệu quả thì cần phải có các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ cho thực hiện đó, cụ thể:
Công ty cần lập bảng thu thập số liệu thực thu, thực chi từng tháng, trong đó phải xác định rõ sự thay đổi của từng tháng so với kế hoạch. Từ đó điều chỉnh giữa thực tế với kế hoạch để xác định chính xác nhu cầu cho tháng tiếp theo, công việc này phải được lặp đi, lặp lại trong từng tháng.
Công ty phải phân định rõ ràng người thực hiện công việc này, và các số liệu phải được các bộ phận báo cáo cho người lập kế hoạch một cách đầy đủ và chính xác. Từ đó, xác định sự chênh lệch để điều chỉnh kế hoạch.
Căn cứ theo nhu cầu tài trợ ngắn hạn, công ty nên chọn nguồn tài trợ phù hợp, lên tận dụng các khoản nợ ngắn hạn, một cách hợp lý, thông qua các con số dư:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng… SDDK SDCK Chênh lệch ∆ SDDKđ/c SDCKđ/c