Bảng 2.4.4: cơ cấu và biến động tài trợ ngắn hạn
Chỉ tiêu 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ
Tổng nợ ngắn hạn 44,324,020,573 56,970,374,020
Vay ngắn hạn 16,481,063,324 28.12% 21,817,341,668 24.51% Phải trả người bán 10,104,321,896 17.24% 13,263,092,242 14.90% Người mua ứng trước 1,101,863,409 1.88% 222,535,105 0.25% Phải trả NSNN -146,524,389 -0.25% -721,013,739 -0.81% Phải trả CNV 826,397,556 1.41% 1,513,238,712 1.70% Phải trả nội bộ 46,887,805 0.08% 26,704,213 0.03% Phải trả, phải nộp khác 15,912,548,693 27.15% 20,847,088,611 23.42% Vay, nợ dài hạn 14,285,735,203 24.37% 32,043,667,872 36.00% Tổng nợ phải trả 58,609,755,776 100% 89,014,041,892 100% Không một doanh nghiệp nào sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu của mình trong kinh doanh mà vẫn phải huy động thêm vốn từ nguồn bên ngoài. Số liệu trên cho thấy tỷ số nợ của công ty luôn ở mức cao cụ thể:
Nợ ngắn hạn tăng đáng kể tăng thêm 12,646,353,629 đồng tương đương tăng 28,53% so với năm 2007, hầu hết các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều tăng trong đó vay ngắn hạn tăng 5,381,237,344 đồng khoản mục phả trả nhà cung cấp tăng 3,158,770,346 đồng, tiếp theo là khoản mục phải trả khác tăng 4,934,539,918 đồng, và khoản người mua trả tiền trước chủ yếu là lượng tiền ban đầu mà khách hàng đặt cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tỷ số nợ của công ty năm 2007 là 83.04% đã tăng lên hơn 5 % so với năm 2007, điều này cho thấy trong tổng tài sản của mình phần tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty tương đối ít, phần lớn là từ nguồn vốn đi chiếm dụng.
Qua phân tích ta thấy rằng tỷ số nợ của công ty khá cao (trên 80%) tuy nhiên vẫn có mức độ tự chủ về tài chính thấp, tính rủi ro cao, quá trình hoạt động kinh doanh vẫn được liên tục và đạt hiệu quả. Những nguồn vốn nợ của công ty phần lớn từ nguồn bên ngoài như: nợ nhà cung cấp, nợ thuế và phải trả nhà nước.. do đó nó làm tăng gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp.