Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung

2.3.1.1.Hệ số ICOR

Dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức: ICOR = I / ∆ GDP

Hay I = ICOR x ∆ GDP

Trong đó: ICOR: Là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

I: Vốn đầu tư

∆ GDP: Mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội

Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa vốn đầu tư (I) so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).

Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư theo các mô hình kinh tế.

Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy rõ sự gia tăng vốn đầu tư đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp; ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.

2.3.1.2. Hiệu suất vốn đầu tư

Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định theo công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hi = GDP / I

Trong đó: Hi: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ I : Tổng mức vốn đầu tư trong kỳ

2.3.1.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư

Các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư Hiệu quả hoạt động đầu tư =

Tổng vốn đầu tư thực hiện

Công thức này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân của tổng vốn đầu tư đã bỏ ra trong một thời kỳ so với thời kỳ khác (hoặc so với định mức chung). Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với kết quả thu được, kết quả đầu ra nhiều thì hiệu quả đạt được cao. Nó có thể được định lượng thông qua các chỉ tiêu như: Giá trị TSCĐ tăng thêm, số km đường, số nhà máy nước, điện, số m² nhà tăng thêm…

Để tính hiệu quả vốn đầu tư TSCĐ tăng thêm có thể dùng công thức hệ số thực hiện vốn đầu tư:

H = FA / I

Trong đó: H: Hệ số thực hiện vốn đầu tư.

FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ. I : Tổng số vốn đầu tư trong kỳ.

2.1.3.4. Hiệu suất TSCĐ

Hiệu suất TSCĐ ký hiệu (Hfa) biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

H(fa) = GDP / FA

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng tổng sản phẩm quốc nội.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40 - 41)