Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.5.3. Nguyên nhân

3.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện chưa quyết liệt: Thời tiết và giá vật liệu đầu năm thường thuận lợi, nhưng nhìn chung tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vội vã” vẫn còn; việc hoàn thiện các thủ tục cần thiết để tổ chức thực hiện còn chậm.

- Năng lực của nàh thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu xây lắp chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí thiếu trách nhiệm dẫn đến sai sót lớn phải điều chỉnh nhiều lần (qua thẩm định ở các ngành) làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

- Công tác đốc thúc chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa mạnh: Các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh để chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch XDCB chưa thường xuyên, năng lực quản lý chỉ đạo thực hiện của nhiều ngành, huyện, nhiều chủ đầu tư còn hạn chế. Xử lý khó khăn vướng mắc chậm như nguyên liệu để xây dựng, giải phóng mặt bằng…

3.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương thay đổi còn nhiều, chậm và thiếu đồng bộ.

- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, giá cả vật liệu thay đổi phức tạp, mất nhiều thời gian để điều chỉnh giá, tổng mức đầu tư…

- Công tác chuẩn bị dự án và phê duyệt hồ sơ để triển khai mất nhiều thời gian. Từ hồ sơ dự án phải qua rất nhiều khâu, nếu điều chỉnh phải mất thời gian 1-2 tháng. Sau đó làm hồ sơ mời thầu, thủ tục đấu thầu cũng phải 2 tháng. Nhiều công trình quá trình đấu thầu không đúng làm đi làm lại nhiều lần càng chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1. Quan điểm đầu tư

- Đầu tư cho các các chương trình, nghị quyết, các nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XV.

- Đầu tư phải phù hợp với thực tế của địa phương, chống đầu tư dàn trải và hạn chế nợ đọng trong đầu tư xây dựng, coi trọng hiệu quả đầu tư và đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước.

- Tập trung nguồn lực để thực hiện Bồi thường – GPMB cho các dự án, các công trình trọng điểm và các nhiệm vụ quan trọng khác.

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu

Chính phủ; -

-

2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015 và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Trong đó cơ cấu lại vốn đầu tư theo hướng đầu tư dứt điểm, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các nguồn vốn được giao kế hoạch từ đầu năm, không để lại nguồn vốn phân bổ sau.

- Tập trung vốn bố trí cho những công trình dự kiến hoàn thành năm 2013. - Tập trung ưu tiên vốn để đầu tư 1 số công trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư.

- Vốn cấp nào, đầu tư cho các nhiệm vụ cấp đó theo phân cấp đầu tư quy định tại Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 8/7/2009 về việc thực hiện phân cấp quyết định đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 8/7/2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Riêng ngành Y tế cơ cấu bố trí vốn năm 2013 là tương đối thấp, do vậy UBND tỉnh sẽ bổ sung cho ngành từ các nguồn phát sinh trong năm.

- Các dự án đã giao có quy mô lớn sẽ phân kỳ đầu tư theo giai đoạn để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng 1 phần của các dự án.

4.1.2. Nguyên tắc phân bổ

+ Tập trung đầu tư cho các chương trình, các Nghị quyết và các nhiệm vụ của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh trong năm.

+ Ưu tiên thanh toán dứt điểm các công trình hoàn thành đã có quyết toán được duyệt, các công trình quá hạn đầu tư, công trình chuyển tiếp để sớm đưa vào khai thác, sử dụng; chỉ bố trí công trình mới khi đã bố trí đảm bảo nguồn vốn theo quy định cho tất cả các công trình quyết toán, quá hạn và chuyển tiếp.

+ Tập trung và ưu tiên bố trí tỷ trọng vốn đầu tư cao cho các ngành, lĩnh vực quan trọng như : Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu; Giao thông vận tải; Giáo dục – Đào tạo ; Nông nghiệp – PTNT; Y tế ; Hạ tầng kỹ thuật đô thị ; xử lý môi trường,...

+ Vốn quy hoạch được chuyển sang thực hiện bằng nguồn vốn Sự nghiệp theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14-3-2008 của Bộ Tài Chính.

+ Tăng vốn đầu tư cho cấp huyện trong năm 2011, để UBND các huyện, thành, thị chủ động thực hiện đạt mục tiêu 40-50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. + Bố trí vốn thực hiện công trình nhóm C không quá 3 năm, công trình nhóm B không quá 5 năm, hạn chế tối đa các công trình mới. Số công trình hoàn thành trong năm đạt từ 60% đến 70%. Việc bố trí nguồn vốn khác kết hợp với vốn NS đầu tư tập trung phải đảm bảo tính chắc chắn về khả năng huy động nguồn.

+ Chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về kế hoạch hoá đầu tư, công trình được bố trí trong năm kế hoạch phải có dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự toán được phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch.

+ Các công trình xây dựng cơ bản được đầu tư từ nguồn NS vẫn tuân thủ đúng cơ chế hỗ trợ đã được HĐND tỉnh quyết nghị và đang triển khai thực hiện (kể cả nguồn vốn đã phân cấp về cấp huyện theo nguyên tắc và tiêu chí).

Đối với nguồn vốn phân cho cấp huyện theo nguyên tắc và tiêu chí, căn cứ vào nguồn vốn được HĐND tỉnh nghị quyết phân bổ, UBND cấp huyện dự kiến phân bổ vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đầu tư gửi về Sở Kế hoạch & Đầu tư rà soát, trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh phê chuẩn trước khi quyết định giao kế hoạch vốn XDCB hàng năm.

4.1.3. Đề xuất phương án phân bổ

Tổng nguồn ĐTPT năm 2013 là 2.912 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách tập trung là 2.700 tỷ đồng và 212 tỷ đồng nguồn thu từ đất), cơ cấu như sau:

- Về chỉ tiêu trên giao cụ thể:

+ Giáo dục - Đào tạo: Dành khoảng 20% tổng nguồn ngân sách địa phương (ở cả cấp tỉnh và cấp huyện).

+ Khoa học công nghệ : Dành khoảng 3,5% tổng nguồn ngân sách địa phương. + Trả nợ vay ngân hàng phát triển: 33,5 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp: 2 tỷ đồng.

+ 28 tỷ đồng bổ sung cho quỹ phát triển đất (Theo quy định phải trích 50% nguồn thu từ đất của phần ngân sách tỉnh để bổ sung cho quỹ này);

Tổng số công trình được bố trí là 532 công trình, trong đó : 96 công trình hoàn thành đã quyết toán, 216 công trình dự kiến hoàn thành năm 2013, 145 công trình chuyển tiếp và 75 công trình mới (trong đó bao gồm : 17 công trình thực hiện NQ 08 và 21 cho các xã nông thôn mới, 32 công trình mới thuộc ngành, 7 hỗ trợ hạ tầng các thôn, xã theo NQ 19, 16 công trình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, 3 công trình hạ tầng đô thị Phúc Yên).

Theo phương án dự kiến năm 2013 chỉ cho chuẩn bị đầu tư 21 dự án, bằng 21,5% so với thực hiện năm 2012. Đây là năm cho chuẩn bị đầu tư ít nhất từ trước tói nay.

Đối với các ngành căn cứ theo tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của ngành mình đề xuất bố trí cho các công trình thuộc kế hoạch hàng năm theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. UBND tỉnh sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra đúng nguyên tắc trình UBND tỉnh và HĐND tỉnh quyết định trước khi giao kế hoạch.

- Loại công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngành và cấp thực hiện theo Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 08/7/2009 và Quyết đ3nh số 57/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh về phân cấp đầu tư đối với Chủ tịch UBND cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

huyện. Riêng các công trình hạ tầng huyện lỵ và các công trình giao thông huyện lộ có tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, khi có chủ trương của UBND tỉnh cho thực hiện sẽ xem xét hỗ trợ theo khả năng nguồn NS tỉnh.

- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho ngành và cấp được quy định tại Cơ chế giao và điều hành kế hoạch nhà nước của UBND tỉnh.

4.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2013 - 2015

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã xác định mục tiêu: “Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của tổ chức đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị. Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo bước phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, đô thị và phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Phát triển văn hóa, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Mở rộng, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của nhân dân. Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

4.2.2. Các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu

4.2.2.1.Về kinh tế

Tăng trưởng GDP bình quân (giá so sánh) trên 13%/năm; trong đó: công nghiệp, xây dựng tăng trên 13,5%/năm; nông, lâm, ngư nghiệp tăng trên 3,5%/năm; các ngành dịch vụ tăng trên 14,4%/năm; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 7%/năm; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 10%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015:3.000-3.050 USD. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 53%- nông, lâm, ngư nghiệp 4% - các ngành dịch vụ 43%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4.2.2.2.Về xã hội

Giải quyết việc làm mới hàng năm: 2,6 vạn lao động; Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới): 1,1%/năm; Giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,02%/năm. Đến năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 15%; 100% xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đát 60%; Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 43%.

4.2.2.3.Về môi trường (đến năm 2015)

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5% trở lên; Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh trên 95%; Thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 90%.

4.2.3. Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ nay đến 2015 đang đặt ra một thử thách mà tỉnh Vĩnh Phúc phải nỗ lực phấn đấu để cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu này cần huy động tốt mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, cần xác định nguồn lực từ nước ngoài là quan trọng, nguồn lực trong nước là quyết định, trong đó nguồn vốn đầu tư từ NSNN có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, lôi kéo các nguồn vốn khác.

Theo tính toán, trong 5 năm 2013 – 2015 tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cần khoẳng 250.000 tỷ đồng, găp 1,8 lần so với 5 năm trước để tập trung xây dưng, tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất than, điện, đóng tàu…và đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao…) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tới. Trong đó: nguồn vốn NSNN (bao gồm cả vốn trái phiếu Chính

phủ) chiếm 10% tương đương 4.960 tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước (chủ yếu là các tập đoàn kinh tế như: Than, điện, xi măng, đóng

tàu…) chiếm 63% tương đương 159.000 tỷ đồng; vốn đầu tư của dân cư và doanh

nghiệp tư nhân: chiếm 19% tương đương 47.900 tỷ đồng (trong đó doanh nghiệp tư

nhân khoảng 28.400 tỷ đồng; dân cư 19.500 tỷ đồng); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 8,3% tương đương 21.300 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

4.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản

Căn cứ pháp luật hiện hành về đầu tư XDCB, Tỉnh cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong phạm vi quản lý của tỉnh trước mắt tổ chức triển khai quán triệt Luật Xây dựng và các Nghị định liên quan đến việc thực hiện Luật Xây dựng sau khi được Chính phủ ban hành. Triển khai rộng rãi đến các ngành, các địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

- Tổng kết thực tiễn để đổi mới căn bản cơ chế phân cấp phê duyệt dự án, quyết định đầu tư theo hướng gắn quyền với trách nhiệm hành chính, kinh tế, đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, chẳng hạn: Các

địa phương, các bộ vẫn có quyền chủ động xây dựng và đề xuất dự án đầu tư, nhưng tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của dự án mà việc thẩm định và quyết định lựa chọn dự án đầu tư cần được thực hiện theo nguyên tắc tập trung để đảm bảo tính thống nhất của chiến lược và quy hoạch tổng thể quốc gia và vùng, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu đầu tư với nguồn lực có thể có.

Về trách nhiệm của người phê duyệt dự án: Quy định trách nhiệm của người

phê duyệt dự án đầu tư, nếu để xảy ra tình trạng đẩy tổng mức đầu tư hay tổng dự toán của dự án lên cao để thất thoát, lãng phí.

Về trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư: Tăng cường quyền hạn và

trách nhiệm của chủ đầu tư theo hướng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án. Thực hiện phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết, bản vẽ thi công, và dự toán các hạng mục công trình đảm bảo phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được duyệt.

Với các ban QLDA: Các công trình đầu tư xây dựng thuộc nhóm A và B thời

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)