Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 108 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Cần tiến hành chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật đầu tư XDCB hiện hành, đối chiếu với yêu cầu bố trí, quản lý, sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, láng phí vốn đầu tư XDCB nhà nước để trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội danh mục các văn bản luật trong lĩnh vực đầu tư XDCB và tiến độ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Bổ sung những vấn đề còn bất cập đã được đề cập ở nội dung 4.2 của Chương 4, để hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư và xây dựng.

Chính phủ khẩn trương ban hành các văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến đầu tư XDCB như: Luật NSNN, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật doanh nghiệp…..Bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai trong các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện.

Cần đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về các lĩnh vực quản lý của Bộ, trước mắt tổ chức triển khai quán triệt Luật Xây dựng và các nghị định liên quan đến việc thực hiện Luật Xây dựng sau khi được Chính phủ ban hành. Triển khai rộng rãi đến các ngành, các địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Tổng kết thực hiện thời gian để đổi mới căn bản trong cơ chế phân cấp phê duyệt dự án, quyết định đầu tư theo hướng gắn liền với trách nhiệm hành chính, kinh tế, đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ tổng hợp và các bộ quản lý ngành, giữa các bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Chính phủ và các bộ, ngành cần tập trung cao hơn cho công tác cải cách hành chính, chọn khâu làm trước, khâu làm sau, phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể về trách nhiêm, phạm vi quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương trong công tác XDCB.

Sớm khắc phục tình trạng chung hiện nay là các bộ, ngành chủ yếu quản lý quy hoạch, kế hoạch phần công việc trực tiếp của bộ, ngành, chưa thực hiện tốt chức năng quản lý ngành trong phạm vi cả nước. Tỉnh quản lý chưa có sự phối hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

chặt chẽ và không có cơ chế trao đổi, thông tin giữa bộ và địa phương hạơc không thể có ý kiến chỉ đạo, can thiệp vào quá trình đầu tư ở lĩnh vực mà bộ phụ trách.

Giảm bớt các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thông thoáng thực hiện các dự án đầu tư, cắt giảm nhưng thủ tục rườm rà làm chậm tiến độ triển khai dự án. Cần đổi mới quy trình soạn thảo văn bản pháp quy để nâng cao chất lượng ban hành các Nghị định và các thông tư hướng dẫn trong 5 năm qua (2006 – 2010) các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn nghị định và luật thay đổi quá nhiều do không phù hợp với thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khai thác và phát huy tối đa nội lực, đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước. Đầu tư XDCB là một hoạt động thường xuyên, liên tục trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Từ trước tới nay hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN luôn được ưu tiên thực hiện và làm mọi cách để ngày càng nâng cao hiệu quả. Tuy đã đạt rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư XDCB thuộc NSNN ở nước ta nói chung và tại Vĩnh Phúc nói riêng luôn mang tính thời sự. Trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trước sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho các cơ quan hoạch định chính sách cần tiếp tục quá trình nghiên cứu nhằm quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Đây là một vấn đề lớn, mang tính quyết định cần được quan tâm, chú ý. Với những lý do đó, luận văn đã giải quyết được các nội dung:

(1)- Về cơ sở lý luận, đã nêu những nội dung cơ bản về hoạt động quản lý đầu tư XDCB, phân tích quy trình quản lý ĐT&XD, cơ sở quản lý vốn đầu tư xây dựng theo định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá XDCB. Đồng thời làm rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và các tổ chức tham gia quản lý đầu tư XDCB.

(2)- Về thực tiễn đã nhận xét đánh giá cơ chế quản lý đầu tư xây dựng của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thanh quyết toán đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng .

(3)- Với cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2012. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra nhữn tồn tại của quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành. Là cơ sở cho luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý, góp phần chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB, để công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, dự án đầu tư có hiệu quả. Đồng thời, cũng có một số kiến nghị đối với chính phủ và các Bộ ngành hữu quan tạo điều kiện cho giải pháp thực hiện.

Mặc dù, bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song do nhận thức cũng như phương pháp nghiên cứu còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp các ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, Đầu tư công – Thực trạng và Tái cơ cấu, NXB từ điển bách khoa, 2011.

2- Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản các năm 2008 - 2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản các năm 2008 - 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

3- Chính phủ (1999), Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số

52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999

4- Chính phủ (2006), Sữa đổi, bổ sung Nghị định 16/NĐ-CP, Nghị định số

112/NĐ-CP ngày 29/9/2006

5- Chính phủ (2006), Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006

6- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012

7- Kết quả nghiên cứu của nhóm 3TL1 – N01 Luật Tài chính K3, Đại học Luật Hà Nội, 2012. Tìm hiểu nội dung của chế độ chi ngân sách về xây dựng cơ bản, đánh giá thực tiến áp dụng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản ở Việt Nam.

8- Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Số 11 /2003/QH11 ngày 26/11/2003 9- Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 10- Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 11-Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao chỉ tiêu kế hoạch các năm

2008 - 2012.

12-Nghị định (2006,) Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế đấu thầu.

13- Nghị định (2007) Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

14-Nghị định (2008) Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.

15- Nghị định (2009) Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

16- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ (2011 – 2015).

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 108 - 111)