Quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.3.4.Quản lý chất lượng công trình

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, Nghị định số 49/2008/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ – CP; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2007 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

dựng thuộc các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp không phân biệt nguồn vốn, hình thức sử hữu.

Trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác giám sát (giám sát tác giả, giám sát thi công xây lắp) của chủ đầu tư có ý nghĩa quyết định chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đặt ra khi xây dựng dự án, góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra của chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH. Điều này cho thấy:

+ Giám sát tác giả là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh tại hiện trường nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế và quyền tác giả của tổ chức Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thực hiện tại hiện trường trong quá trình xây dựng.

+ Giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư là hoạt động theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại hiện trường của chủ đầu tư để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác xây lắp cho doanh nghiệp xây dựng thực hiện hợp đồng nhận thầu xây dựng, theo thiết kế bản về thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đó được phê duyệt, quy chuẩn tiêu chuẩn được áp dụng của tổ chức Tư vấn thiết kế.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29 - 30)