Các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4. Các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnh

Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Cho đến nay, Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.

Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, nổi bật là cụm di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồn Dậu... Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…

Truyền thống của người dân Vĩnh Phúc là hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư XDCB và triển khai Nghị định số 12/2009/NĐ- CP, 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị định bổ sung, về quản lý đầu tư và xây dựng. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm hướng dẫn về kế hoạch hóa đầu tư, tổ chức thẩm định, trình duyệt các dự án thuộc các nguồn vốn đầu tư từ NSNN, quản lý các dự án có vốn vay, vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài cùng với Sở tài chính dự kiến kế hoạch vốn đầu tư báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

hướng dẫn kiểm tra, thẩm định kế hoạch và kết quả đấu thầu của các dự án theo quy định của Chính phủ và quy chế về đấu thầu trên địa bàn tỉnh.

Là cơ quan đầu mối tổng hợp tham mưu đề xuất chủ trương trình UBND tỉnh quyết định. Hàng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được duyệt, chủ trì tổng hợp nhu cầu đầu tư các ngành, các cấp tham mưu trình UBND tỉnh quyết định danh mục các công trình sẽ được lập dự án.

Đối với các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở (ban) ngành có liên quan tổ chức thẩm định trình Chủ tịch tỉnh (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định.

- Sở Tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý, cấp phát nguồn vốn ngân sách

đầu tư. Chù trì thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn ngân sách đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn huy động và các loại vốn vay phải trả để đầu tư xây dựng. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kế hoạch vốn đầu tư báo cáo UBND tỉnh trình HĐND thông qua. Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Sở Xây dựng: Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, chịu trách nhiệm về các lĩnh vực: Thẩm định quy hoạch tổng thể vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trên địa bàn tỉnh; Quản lý định mức đơn giá xây dựng; thẩm định thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công), tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng kỹ thuật đô thị; thẩm định quản lý việc thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; chất lượng công trình xây dựng và quản lý hành nghề tư vấn xây dựng; giới thiệu địa điểm; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng; cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND thành phố, huyện để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn theo Nghị định 12/2009/NĐ – CP; Nghị định số 209/2004/NĐ – CP; Nghị định số 08/2005//NĐ – CP và các Nghị định, Thông tư có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành khác: Chịu trách nhiệm về quản

lý xây dựng: Thẩm định thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công), tổng dự toán, dự toán, hồ sơ mời thầu và quản lý chất lượng công trình xây dựng theo chuyên ngành theo phân cấp tại Quyết định số 1888/2007/QĐ – UBND ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể

+ Sở Công thương: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây

dựng công trình nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và các công trình chuyên ngành nông nghiệp khác được UBND tỉnh giao.

+ Sở Giao thông vận tải: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu

tư xây dựng công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

+ Sở Xây dựng: Thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.

+ Sở Thông tin – Truyền thông: Thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu

tư xây dựng công trình về viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và các công trình chuyên ngành được UBND tỉnh giao

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở đầu tư mối chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước về nhà có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các sở, ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở.

+ Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công – dự toán thì chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn đủ năng lực để thẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

định hoặc báo cáo người quyết định đầu tư giao cho các tổ chức trực thuộc có đủ năng lực chuyên môn thẩm định.

+ UBND các huyện, thị xã thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở; Phòng có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng là bộ phận đầu mối giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án do địa phương quyết định đầu tư.

- Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ – CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Sơ đồ 3.1: Quy trình tham mưu, đề xuất của các cơ quan chức năng Tỉnh

(Nguồn: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Phê duyệt Tham mưu Kế hoạch, thẩm định, qlý đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư Quản lý cấp phát vốn Phê duyệt Sở Tài chính Quy chế quản lý vốn Phê duyệt

Tham mưu, đề xuất Tham mưu, đề xuất

Kiểm tra Tham mưu Kho bạc Nhà nước tỉnh Sở, ban, ngành khác; UBND huyện

Tham mưu, đề xuất

Phê duyệt QH tổng thể, định mức định

giá xây dựng Tham mưu, đề xuất Sở Xây dựng Phê duyệt

Tham mưu, đề xuất

Phê duyệt Tổng dự toán HSMT, chất lượng của các

chuyên ngành

Sở, ban, ngành khác

Tham mưu, đề xuất

Phê duyệt

Tham mưu, đề xuất

Phê duyệt Các thủ tục về đất đai,

tài nguyên Sở Tài nguyên

và Môi trường

Tham mưu, đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn: 2008 - 2012

Bảng 3.1. Tổng kế hoạch vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh 2008 - 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Nguồn vốn 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số I. Vốn ngân sách tập trung 2.812 3,480 2.152,6 2,882 3,002 II Vốn đầu tƣ có mục tiêu từ các nguồn thu của ngân sách địa phƣơng

1 Từ nguồn thu phí tham

quan 0 0 0 0 0

2 Từ nguồn thu sổ xố kiến

thiết 7,5 8,5 8,5 11 14

III

Vốn TW hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng

11,2 53,3 71 49,3 30

IV

Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình 135 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

1 Các chương trình mục tiêu

quốc gia (10 chương trình) 94,065 97,588 72,8 81,438 12,612

2 Chương trình 135, 134 2,682 5 10 12 12

3 Dự án trồng mới 5

triệu ha rừng 2,2 3 2,7 5 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Vốn Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu cho Vĩnh Phúc 2008 -2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Nguồn vốn 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 1 Hạ tầng khu kinh tế 0 0 0 0 0 2 Hạ tầng …. 0 0 0 0 0 3 Hạ tầng du lịch 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0

5 Nâng cấp đê biển 13 29 34 100 150

6 Y tế tỉnh, huyện 0 0 0 0 0

7 Hạ tầng khu kinh tế 0 0 0 0 0

8 Đầu tư khu tránh trú bão 0 0 0 0 0

9 Hỗ trợ phòng chống cháy rừng

và vườn quốc gia 0 0 0 0 0

10 Đầu tư trụ sở xã 0 0 0 0 0

11 Vốn tin học cơ quan Đảng 1 2,84 0,5 0 0

12 Đầu tư theo QĐ 134/2004/QĐ-

TTg ngày 20/7/2004 0 0 0 0 0

13 Hạ tầng nuôi trồng thủy sản 0 0 0 0 0

14 Hỗ trợ đầu tư về bố trí dân cư

các vùng 0 0 0 0 0 15 Trái phiếu Chính phủ 150 217 205 94,5 100 16 Đầu tư phủ sóng PT - TH 0 0 0 0 0 17 Hỗ trợ vốn đối ứng các dự án ODA… 78 100 78 115 88 18 Hỗ trợ khác 0 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo thực hiện XDCB - Sở KHĐT Vĩnh Phúc

Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 trên ta thấy:

Nguồn vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2012 đạt 3.002 tỷ đồng, tăng 3,6 lần năm 2008 (1.067 tỷ đồng). Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua có khá nhiều mục tiêu, song không ổn định, năm nhiều năm ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.4. Kế hoạch vốn, kết quả thực hiện và giải ngân vốn qua các năm:

3.4.1. Năm 2008

Tổng nguồn đầu tư phát triển đã giao cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đến thời điểm 30/9/2008 là: 2165 tỷ đồng, trong đó vốn giao đầu năm (sau khi tách Mê Linh): 1285 tỷ đồng, vốn thuộc kế hoạch 2007 kéo dài sang năm 2008: 118 tỷ đồng, vốn bổ sung trong năm 762 tỷ đồng.

Khối lượng thực hiện 9 tháng đầu năm đạt 840 tỷ đồng bằng 38% kế hoạch, giải ngân đạt 930 tỷ đồng bằng 42% kế hoạch giao (trong đó thanh toán KLHT 2007 chuyển sang: 185 tỷ đồng; thanh toán KLHT 9 tháng đầu năm 2008: 528 tỷ đồng; tạm ứng 217 tỷ đồng).

3.4.2. Năm 2009

+ 10 tháng đầu năm 2009, thực hiện đạt 1934 tỷ đồng bằng 54% vốn huy động (1934/3555 tỷ); giải ngân 2384 tỷ đồng bằng 67% vốn huy động (2384/3555 tỷ).

+ Ước thực hiện cả năm đạt: 3280 tỷ đồng bằng 81% vốn huy động được trong năm 2009 (3280/4096); Giải ngân đạt 3480 tỷ đồng bằng 85% vốn huy động được trong năm 2009 (3480/4096).

Dự kiến còn khoảng 600 tỷ đồng không giải ngân hết, trong đó: có trên 120 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA dự kiến giải ngân nhưng không có khối lượng hoàn thành vẫn được bảo toàn cho năm sau; 100 tỷ đồng vốn vay cho Đường Yên Lạc, 50 tỷ đồng vốn Trái phiếu sẽ phải chuyển sang năm 2010; 100 tỷ đồng tiền đất dự kiến không thu được để đầu tư.

3.4.3. Năm 2010

Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2010: 4253,06 tỷ đồng, trong đó bao gồm: - Cân đối từ NS địa phương theo kế hoạch giao đầu năm : 2152,57 tỷ đồng ; -Chương trình MTQG và hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ : 31,137 tỷ đồng ; - Trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý : 205,162 tỷ đồng;

- Trái phiếu Chính phủ kéo dài : 60,2 tỷ đồng;

- Nguồn vốn 2009 chưa giải ngân hết chuyển sang 2010: 269,3 tỷ đồng; - Vốn ODA: 320 tỷ đồng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển GTNT, hạ tầng làng nghề và nuôi trồng thuỷ sản: 25 tỷ đồng (Phân bổ cho huyện Sông Lô);

- Vốn Quỹ lương chi cho Đầu tư phát triển: 1.000 tỷ đồng; - Nguồn thưởng vượt dự toán thu năm 2008 : 40,3 tỷ đồng; - Nguồn Xổ số chi cho đầu tư phát triển: 8,5 tỷ đồng;

- Vốn nhàn rỗi KBNN Yên Lạc và Lập Thạch kéo dài sang năm 2010: 51,5 tỷ đồng;

- Hỗ trợ có mục tiêu cho cho huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch và Tam Đảo: 4,0 tỷ đồng;

- Bù hụt thu ngân sách tỉnh do miễn giảm thuế: 85,4 tỷ đồng.

a. Khối lượng XDCB:

- Thực hiện đến 31/10/2010: đạt 2453 tỷ đồng bằng 57,6% kế hoạch.

- Ước thực hiện đến 31/12/2010: đạt 3615 tỷ đồng bằng 85% kế hoạch giao.

b. Giải ngân vốn XDCB:

- Vốn giải ngân đến 31/10/2010: đạt 2582 tỷ đồng bằng 61% kế hoạch, trong đó:

+ Nguồn vốn ngân sách tỉnh (số thanh toán tại kho bạc tỉnh): 1.029 tỷ đồng bằng 50,2% kế hoạch (số này giải ngân thấp do có 693 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương bổ sung cuối quý III và đầu quý IV);

+ Nguồn ngân sách chuyển về cấp huyện : 760 tỷ đồng bằng 62% kế hoạch.

+ Các chương trình, nghị quyết (có tính chất chi sự nghiệp): 111 tỷ đồng; + Nguồn Trái phiếu chính phủ : 136 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch ;

+ Chương trình mục tiêu quốc gia : 19,2 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch + Trả nợ vay Kho bạc nhà nước: 219,0 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; + Vốn ODA: 178,0 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.3.1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển năm 2010

Đơn vị: tỷ đồng STT Nhiệm vụ cần thực hiện Kế hoạch ĐTPT năm 2009 Nhu cầu đầu tƣ 2010 Dự kiến cơ cấu ĐT năm 2010 Ghi chú Tổng số 2.471,860 11.981,491 2.433,707

I Nguồn vốn đầu tƣ tập trung của

địa phƣơng 2.189,320 6.787,101 2.152,570 I-2 Nguồn vốn đầu tƣ theo nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)