Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư

ngân sách nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản

Căn cứ pháp luật hiện hành về đầu tư XDCB, Tỉnh cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong phạm vi quản lý của tỉnh trước mắt tổ chức triển khai quán triệt Luật Xây dựng và các Nghị định liên quan đến việc thực hiện Luật Xây dựng sau khi được Chính phủ ban hành. Triển khai rộng rãi đến các ngành, các địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

- Tổng kết thực tiễn để đổi mới căn bản cơ chế phân cấp phê duyệt dự án, quyết định đầu tư theo hướng gắn quyền với trách nhiệm hành chính, kinh tế, đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, chẳng hạn: Các

địa phương, các bộ vẫn có quyền chủ động xây dựng và đề xuất dự án đầu tư, nhưng tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của dự án mà việc thẩm định và quyết định lựa chọn dự án đầu tư cần được thực hiện theo nguyên tắc tập trung để đảm bảo tính thống nhất của chiến lược và quy hoạch tổng thể quốc gia và vùng, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu đầu tư với nguồn lực có thể có.

Về trách nhiệm của người phê duyệt dự án: Quy định trách nhiệm của người

phê duyệt dự án đầu tư, nếu để xảy ra tình trạng đẩy tổng mức đầu tư hay tổng dự toán của dự án lên cao để thất thoát, lãng phí.

Về trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư: Tăng cường quyền hạn và

trách nhiệm của chủ đầu tư theo hướng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án. Thực hiện phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết, bản vẽ thi công, và dự toán các hạng mục công trình đảm bảo phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được duyệt.

Với các ban QLDA: Các công trình đầu tư xây dựng thuộc nhóm A và B thời

gian thi công dài, vốn đầu tư lớn nhất thiết phải thành lập Ban QLDA riêng, tách khỏi cơ quan hành chính sự nghiệp sau này sẽ sử dụng công tình, không thực hiện theo phương thức kiêm nhiệm. Quy định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ trong Ban QLDA.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đặc biệt phải quy định tiêu chuẩn của giám đốc dự án đầu tư, chủ đầu tư, trong đó quy định rõ giám đốc dự án đầu tư phải có nghiệp vụ về quản lý đầu tư và xây dựng.

Về công tác GPMB: Cơ chế mới về đền bù, GPMB cần được sửa đổi, bổ

sung theo hướng đảm bảo được cả quyền lợi chung của 3 bên: Nhà nước, người dân và chủ đầu tư (doanh nghiệp); đền bù thoả đáng cho người trong diện di rời, đồng thời cũng có biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương và quyết định của cấp có thẩm quyền về GPMB nhằm nhanh chóng thu hồi đất đai cho việc xây dựng công trình đúng tiến độ đề ra.

Về chế tài thưởng, phạt: Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý

đầu tư và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư XDCB của nhà nước do vi phạm các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nói chung, phải có chế tài ràng buộc đối với tất cả các cấp, các ngành, cá nhân được phân cấp và uỷ quyền ở tất cả các khâu, từ xác định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, thi công dự án, theo dõi, đánh giá, nghiệm thu dự án…

Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN hiện nay, phát huy yếu tố thị trường trong phân bổ các nguồn lực đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư.

Thực hiện công khai, minh bạch các dự án, công trình từ khâu thẩm đinh, phê duyệt dự án đầu tư, đến nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư. UBND tỉnh cần quy định cụ thể thiết kế kiểm tra, giám sát chi NSNN trong từng khâu của quá trình đầu tư; ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB đảm bảo công khai, công bằng, hợp lý. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Thực hiện công khai tài chính với các nội dung sau: Công khai việc phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các dự án đầu tư; công khai về tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được phê duyệt của dự án đầu tư; công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xây dựng và thực hiện cơ chế chuyển từ cấp phát NSNN sang vay vón đầu tư XDCB; tiến hành rà soát, giảm bớt các dự án nhận hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ Quỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

hỗ trợ phát triển và chủ yếu áp dụng hình thức: Hỗ trợ lãi suất đầu tư và bảo lãnh đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)