- Xem lại bài kiểm tra.
- Chuẩn bị bài: Bài toán dân số.
Ngày soạn: Ngày giảng: 8A:
8B: 8C:
Tiết 49: Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ
- Thái An -
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- HS nắm được cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của loài người.
2. Kĩ năng:
- Kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. 3. Giáo dục:
- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt chính sáchKHHGĐ ở địa phương.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án
2. Trò: Học bài, chuẩn bị bài.
III. Phần thể hiện:
1. Kiểm tra: 5’ GV treo bảng phụ:
? Văn bản ôn dịch, thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương thức tạo lập văn bản nào ?
A. Thuyết minh và tự sự (C). Lập luận và thuyết minh B. Tự sự và biểu cảm D. Biểu cảm và thuyết minh
2. Bài mới:
* Vào bài: 1’
Người dân Việt Nam thường có câu nói cửa miệng: Con đàn cháu đống, có nếp có tẻ, trời sinh voi trời sinh cỏ… phản ánh quan niệm quý người, cần người, mong đẻ nhiều con trong gia đình và xã hội nông nghiệp cổ truyền, nhưng cũng từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trên thế giới, dẫn đến đói nghèo, lạc hậu; đã từ lâu, chúng ta cố tìm mọi cách để giải bài toán hóc búa - bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất như thế nào ?
G
?
GV nêu yêu cầu: Đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh những dẫn chứng đưa ra về tỉ lệ tăng dân số GV đọc mẫu 1 đoạn - gọi HS đọc - nhận xét Ngoài các chú thích trong SGK, các em cần hiểu: "Chàng Adam và nàng Êva" theo kinh thánh của đạo thiên chúa, đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người.
- Tồn tại hay không tồn tại: Là câu nói nổi tiếng của nhà văn Hăm-lét trong vở bi kịch Hăm-lét của V.Xechxpia (Anh)
Đọc kỹ chú thích 3