PHẦN THỂ HIỆN:

Một phần của tài liệu VĂN 8 T1-149- CKTKN (Trang 129 - 134)

1. Kiểm tra: Không

2. Đề bài:

(*) Đề của lớp 8A: A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của văn bản “Tôi đi

học”:

A. Tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật "Tôi" trong buổi đến trường đầu tiên.

B. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi.

C. Tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.

D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.

Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích "Trong

lòng mẹ"

A. Chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. C. Sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.

D. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

Câu 3: Qua sự miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, giữa cai lệ và người nhà lý

trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách ?

A. Cùng là nông dân C. Cùng bất nhân, tàn ác

B. Cùng làm tay sai D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu

Câu 4: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào ?

A. Truyện dài C. Truyện vừa

B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết

Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng 1 đoạn văn

Đáp án – Biểu điểm: A. Trắc nghiệm: 4đ

Câu 1 2 3 4

Đáp án A D C B

B. Tự luận: 6đ

Câu 1:- H tự tóm tắt, khái quát đủ diễn biến chính. - Viết đúng yêu cầu của 1 đoạn văn đã học.

(*) Đề của lớp 8B:

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất: nhất:

Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về ND của đoạn trích “Trong lòng

mẹ”?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

Câu 2: ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn

cái chết?

A. Lão Hạc ăn phải bả chó B. Lão ân hận vì trót lừa cậu Vàng

C. Lão Hạc rất thương con D. Lão hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người

Câu 3: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chị Dởu hiện lên là con người như thế

nào?

A. Giàu tình yêu thương với chồng con.

B. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.

C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai. D. Cả A,B,C đúng.

Câu 4: Qua sự miêu tả của nhà văn Ngô Tất Tố, giữa cai lệ và người nhà lý trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách ?

A. Cùng là nông dân C. Cùng bất nhân, tàn ác B. Cùng thiếu thuế D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu

B. Tự luận: Tóm tắt đoạn trích “Lão Hạc”. Tóm tắt đoạn trích “Lão Hạc”. Đáp án – Biểu điểm. A. Trắc nghiệm: 4đ 1. D 2.B 3 D 4. C B. Tự luận:6đ

Câu 1: - H tự tóm tắt, khái quát đủ diễn biến chính. - Viết đúng yêu cầu của 1 đoạn văn đã học. c.Củng cố(1’) : Thu bài,nhận xét .

d. Hướng dẫn học ở nhà(1’)

- HS về nhà ôn tập kĩ kiến thức và chuẩn bị bà

======================================== Ngày soạn: 22/10/2011 Ngày giảng: 25/10/2011 8B

Tiết 42: Tập làm văn : LUYỆN NÓI

KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP MIÊU TẢ, BIỂU CẢM I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tư sự. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.

2. Kỹ năng:

- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm .

- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.

3. Giáo dục:

- Thái độ tích cực, tự tin trong khi trình bày bài nói.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Soạn giáo án. - Trò: Chuẩn bị bài

III. PHẦN THỂ HIỆN:

a. Kiểm tra: GV kiểm tra trong quá trình bày học (phần ôn tập về ngôi kể)b. Bài mới:1p b. Bài mới:1p

* Vào bài:

Từ kiến thức đã học về ngôi kể, về văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, bài hôm nay chúng ta sẽ luyện nói một bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài nói sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học và rèn khả năng nói.

?

?

Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? - Là người kể đứng ở vị trí một người tham gia vào câu chuyện hay một nhân vật, để kể lại câu chuyện đã xảy ra có liên quan đến mình hoặc đã được chứng kiến.

Vậy như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ?

1. Ôn tập về ngôi kể (8')

- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể đứng ở vị trí một người quan sát hoặc chứng kiến câu chuyện, nhưng không tham gia vào câu chuyện, kể lại sự việc diễn ra cho người khác (độc giả, thính giả) nghe; người kể tự giấu mình

? ? ? G G ? G

Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể trên ? - Kể theo ngôi thứ nhất sẽ giúp người kể có thể kể sự việc chi tiết, chân thực, miêu tả sống động, dễ dàng bộc lộ đầy đủ cảm xúc, thái độ của bản thân đối với sự việc, nhân vật - Kể theo ngôi thứ 3, do vị trí ngoài cuộc giúp người kể kể sự việc khách quan, bộc lộ thái độ khách quan hơn

Lấy VD về cách kể chuyện theo ngôi 1 và 3 ở một vài tác phẩm hay đoạn trích văn tự sự đã học

- Kể theo ngôi 1: Lão Hạc, tôi đi học… Ngôi 3: Tức nước…

Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?

- Thay đổi ngôi kể giúp cho lời kể linh hoạt, cuốn hút, người kể bộc lộ được cảm xúc nhiều mặt, thái độ khác nhau của mình

Lấy VD việc thay đổi ngôi kể trong một tác phẩm văn học.

Cho HS đọc thầm đoạn trích tức nước vỡ bờ Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất (trong khi kể chú ý miêu tả và biểu cảm) Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của HS.

2. Luyện nói trên lớp (30')

GV (Gợi ý) Thấy tên cai lệ đùng đùng chạy đến chỗ chồng tôi nằm, tôi hốt hoảng vội đặt con xuống đất, chạy đến xin ông ấy tha cho. Nhưng hắn bất ngờ bịch luôn vào ngực tôi và chửi, rồi hắn lại sấn vào cạnh chồng tôi định trói anh ấy. Tôi không thể chịu được hơn nữa mới nói vào mặt hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Không ngờ tên khốn nạn tát vào mặt tôi làm tôi choáng váng. Trong lúc đó hắn lại nhảy vào cạnh chồng tôi. Con giun xéo lắm cũng quằn. Tôi không thể kiềm chế được nữa, và tôi nhận ra rằng: Với loài súc vật như nó, thì tôi không thể mềm mỏng van nài mãi được. Tôi nghiến răng chửi 133

hắn, không để hắn kịp phản ứng, tôi túm cổ ấn hắn ra cửa làm hắn ngã lăn quay. Còn tên người nhà lý trưởng nữa, tôi đã túm ngay được gậy của hắn, giằng co một lúc tôi bất ngờ túm tóc và dùng hết sức bình sinh lẳng tên khốn ngã nhào ra thềm. Thật đáng đời cho bọn chúng.

c . Củng cố:1p

- Chuyển từ ngôi kể thứ 3 sang ngôi 1 như vậy em thấy có sự khác nhau ra sao ? (Muốn chuyển phải thay đổi những gì ?)

d . Hướng dẫn học bài:1p

- Luyện nói ở nhà với đề trên - Chuẩn bị bài: Câu ghép

=====================================================

Ngày soạn:22/10/2011 Ngày giảng: 25/10/2011 8B

Tiết 43: Tiếng việt: CÂU GHÉP

Một phần của tài liệu VĂN 8 T1-149- CKTKN (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w