Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 30 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn

1.2.4.1. Hoạt động ngoại khóa bộ môn

Đến nay khái niệm ngoại khoá cũng chưa được lý giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán. Ngoại khoá bộ môn là hình thức học tập hay vui chơi? Là chính khoá hay ngoài chính khoá? Dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém có phải là ngoại khoá hay không? Trong điều kiện dạy học hiện nay, do yêu cầu về sự cập nhật thông tin, tri thức khoa học những khái niệm của lý luận dạy học như: lớp học, giờ học, bài học sẽ có sự thay đổi. Ranh giới giữa trong lớp học và ngoài lớp học, trong giờ học và ngoài giờ học cũng sẽ khác đi…. Cần phải đổi mới và khẳng định lại nhận thức về khái niệm ngoại khoá, vai trò và tác dụng của nó cho cả người dạy, người học và nhà quản lý.

Theo Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Duật (Phương pháp dạy học văn- NXB Đại học quốc gia -Hà Nội 1998): “Ngoại khoá không nên hiểu là công việc ngoài giờ học, ngoài chương trình, thực hiện tuỳ tiện được sao hay vậy. Ngoại khoá chỉ có nghĩa là không đặt sự giảng dạy của giáo viên bộ môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác vận dụng sáng tạo của học sinh. Đó cũng là việc học đích thực, do học sinh tự nguyện, tự chọn, tự làm ra mà học’’[15]. Vì vậy, có thể nói, hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Học sinh có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/trường hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện, Tổ chức… Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp các em trở thành một con người toàn diện.

Theo chúng tôi, ngoại khoá bộ môn là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ chính khóa, có kế hoạch, có phương hướng xác định, được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với cách hiểu như trên, ngoại khoá bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’ (Điều 24.2 Luật giáo dục) [18].

1.2.4.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn

Từ cách hiểu về các khái niệm quản lý liên quan và khái niệm hoạt động ngoại khoá bộ môn có thể xem quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường phổ thông trung học là công việc của người hiệu trưởng đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với các hoạt động chính khoá để phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho các em.

1.2.4.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn ở trƣờng THPT

- Yếu tố chủ quan

+ Người hiệu trưởng nhận thức đúng, đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có sự quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị các yếu tố trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa. Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹ về công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ làm giảm hiệu quả quản lý trong công tác này. Người hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt sẽ có thể sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả công tác hoạt động ngoại khóa nói riêng.

+ Tổ trưởng bộ môn là người trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa bộ môn, hoạt động ngoại khóa bộ môn thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức của tổ trưởng bộ môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Giáo viên: Trong quản lý và tổ chức hoạt động ngoại khóa thì yếu tố trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động. Trình độ, năng lực của người thầy thể hiện ở trình độ học vấn, năng lực thực hành, năng lực sư phạm và năng lực điều hành hoạt động ngoại khóa hay khả năng linh hoạt ứng xử đối với các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn.

+ Học sinh: Nhận thức đúng đắn của học sinh đối với hoạt động ngoại khóa bộ môn sẽ tạo ra động cơ, tinh thần tự giác tích cực, sự say mê khi tham gia. Ý thức của các em khi tham gia các hoạt động ngoại khóa bộ môn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động ngoại khóa.

- Yếu tố khách quan

+ Nguồn kinh phí là rất cần thiết để tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy, nhà quản lí cần cân đối ngân sách, dành một phần kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay huy động các nguồn việc trợ, xã hội hóa để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

+ Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương cũng có ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa ở trường THPT.

+ Các điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khóa tốt sẽ giúp hoạt động ngoại khóa thành công, mang lại hứng thú cho học sinh.

+ Chất lượng công tác quản lí hoạt động ngoại khóa còn phụ thuộc vào việc đảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình. Chương trình và tài liệu mang tính tiếp cận hiện đại sẽ giúp cho các giáo viên thực hiện các mô hình giáo dục đảm bảo chất lượng hoạt động ngoại khóa bộ môn. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả của hoạt động ngoại khóa nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)