Kiểm tra và đánh giá hoạt động ngoại khóa bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 86 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động ngoại khóa bộ môn

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động ngoại khóa bộ môn, tuy nhiên với những hạn chế ngay từ việc xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo hoạt động ngoại khóa bộ môn nên công tác kiểm tra đánh giá hoạt động ngoại khóa bộ môn trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao theo mục tiêu đề ra, kết quả kiểm tra đánh giá có độ tin cậy không cao, thực hiện các tiêu chí kiểm tra đánh giá chung và riêng chưa rõ nét, chưa đánh giá cụ thể từng học sinh vì vậy còn không ít giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động ngoại khóa, đôi khi còn nhầm tưởng đó là hoạt động phong trào, là hoạt động mang tính giải trí.

Qua điều tra bằng phỏng vấn với 5 giáo viên bộ môn Văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và 6 giáo viên chủ nhiệm về việc sử dụng kết quả tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động ngoại khóa bộ môn của học sinh trong đánh giá kết quả học tập bộ môn và rèn luyện ý thức, đạo đức của học sinh. Kết quả thu được như sau:

5/5 giáo viên đều có ý kiến là không sử dụng kết quả tham gia hoạt động ngoại khóa để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

6/6 giáo viên chủ nhiệm có ý kiến là tham khảo những đánh giá về ý thức của học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khóa để tham gia đánh giá hạnh kiểm học sinh.

Thực tế kiểm tra đánh giá hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng thường chỉ dừng ở mức độ rút kinh nghiệm sau buổi ngoại khóa, nhận xét chung về tinh thần, thái độ của học sinh trong khi luyện tập, tham gia vào hoạt động ngoại khóa. Với cách kiểm tra đánh giá như vậy, những học sinh tích cực, nhiệt tình, tự giác không được nêu gương, những học sinh thiếu ý thức, chây lười không được phê bình, nhắc nhở, điều đó ảnh hưởng đến tâm lý và không thúc đẩy được sự tiến bộ của học sinh. Về phía giáo viên, do hoạt động ngoại khóa được giao cho tổ bộ môn và giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhưng do các hạn chế đã nêu trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, đồng thời việc kiểm tra đánh giá chưa có hiệu quả nên nhiều giáo viên chưa đầu tư thời gian, công sức trong việc lựa chọn nội dung, hình thức ngoại khóa dẫn đến một số hoạt động lặp đi, lặp lại, hình thức đơn điệu, học sinh nhàm chán, không hứng thú và như vậy trong tiềm thức của các em hoạt động ngoại khóa rất bình thường, các em sẽ không hào hứng và mong đợi hoạt động này, vì vậy các em không có ý thức tự giác và động lực trong việc tham gia và tổ chức hoạt động. Nếu hiệu trưởng kiểm tra sát sao hơn, rút kinh nghiệm thường xuyên thì sẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với giáo viên và thu hút các em tham gia đông đảo, hoạt động ngoại khóa thực sự đóng góp tích cực trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)