Tăng cường chỉ đạo mở rộng hình thức tổ chức hoạt động ngoạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 101 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo mở rộng hình thức tổ chức hoạt động ngoạ

lưu tâm. Muốn hoạt động này được tốt, học sinh hứng thú tham gia thì bất kì nhà trường nào cũng phải có đội ngũ giáo viên thật vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng thực hiện được trong một sớm một chiều. Nhà quản lý phải có tài, có tâm mới khích lệ được mỗi giáo viên tự tích luỹ, bổ sung kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn cho chính mình. Hiệu trưởng tạo các điều kiện tốt nhất có thể để cho mỗi giáo viên tự giác vươn lên.

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo mở rộng hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn bộ môn

Để hoạt động ngoại khóa bộ môn không đơn điệu, nhàm chán mà thực sự mang lại hứng thú đối với học sinh, cần đa dạng hóa hình thức tổ chức, vì vậy tăng cường chỉ đạo mở rộng hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn là biện pháp mà hiệu trưởng cần quan tâm.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn tạo ra sự sinh động cho hình thức tổ chức, đáp ứng được nhu cầu mở rộng hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực: Tự nhiên - Xã hội - Tư duy.

- Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.

- Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện khả năng của mình.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

- Hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường phổ thông rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm, suy nghĩ, tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu, đối tượng, thời gian, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, môi trường sư phạm và con người hiện có.

- Muốn thu hút học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động cần phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Hình thức tiến hành:

- Hiệu trưởng phát huy trí tuệ tập thể bằng cách giao cho các tổ trưởng, giáo viên bộ môn rà soát, kiểm tra các nội dung trong chương trình có thể thực hiện ngoại khóa và dự kiến các hình thức ngoại khóa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, từ đó lập kế hoạch với các hình thức tổ chức ngoại khóa cụ thể và tiến hành thực hiện kế hoạch.

- Cho giáo viên tham dự các hoạt động ngoại khóa của các trường bạn để học tập.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, phân tích, lựa chọn hình thức tổ chức ngoại khóa phù hợp, khoa học và hiệu quả nhất.

- Rút kinh nghiệm sau mỗi buổi ngoại khóa để có được bài học quí về phương pháp tiến hành, hình thức tổ chức, nội dung ngoại khóa, ....

- Tham khảo các bài học kinh nghiệm về hình thức tổ chức ngoại khóa bộ môn của các trường trên mạng Internet.

- Nâng cao khả năng lựa chọn hình thức ngoại khóa bộ môn có hiệu quả và phù hợp.

- Lập các kế hoạch ngoại khóa ứng với mỗi hình thức tổ chức.

Chúng tôi đưa ra một số hình thức ngoại khóa bộ môn được sử dụng có hiệu quả trong nhà trường THPT:

+ Tổ ngoại khoá bộ môn: đó là hình thức tổ chức đặc thù có tính độc lập. + Tổ chức ngoại khóa liên môn.

+ Câu lạc bộ môn học. + Nói chuyện chuyên đề. + Thi tìm hiểu kiến thức.

+ Tổ chức các trò chơi vận dụng kiến thức bộ môn để giải quyết. + Vận dụng kiến thức bộ môn giải thích các hiện tượng thực tế.

+ Mời các đoàn nghệ thuật biểu diễn các tác phẩm liên quan đến kiến thức Văn học, Lịch sử, Địa lí, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tham qua, dã ngoại.

+ Tổ chức thi sáng tạo đồ dụng học tập. + Thi viết báo liếp, báo tường.

+ Văn nghệ, thể thao. + Dạ hội.

+ Tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa khác nhau ở các bộ môn.

Hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức tổ chức khác nhau nên cách thức tiến hành các hình thức đó cúng khác nhau đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và có nhiều phương án xử lí các tình huống đặt ra. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khóa bộ môn đều phải thực hiện những công việc sau:

* Công tác chuẩn bị

- Lập dự thảo kế hoạch tổ chức buổi ngoại khóa gồm: + Chủ trương, mục tiêu, nội dung buổi ngoại khóa.

+ Xác định đối tượng tham gia buổi ngoại khóa: thành phần, số lượng, yêu cầu

+ Mời Ban giám khảo (nếu cần), dự tính ban tổ chức buổi ngoại khóa về cơ cấu - số lượng - chức năng - nhiệm vụ.

+ Người dẫn chương trình cho buổi ngoại khóa: tùy theo từng chương trình có thể là học sinh hoặc giáo viên hoặc học sinh và giáo viên.

+ Qui chế và thang điểm buổi ngoại khóa: tùy theo từng hình thức và nội dung buổi mà đề ra qui chế và thang điểm chấm cho buổi ngoại khóa.

+ Thời gian, địa điểm tổ chức và tổng kết : dự kiến thời gian tổ chức để khâu chuẩn bị cho chu đáo, xác định địa điểm tổ chức và có phương án phòng ngừa nếu có sự thay đổi do thời tiết.

+ Kinh phí cho buổi ngoại khóa: xác định nguồn thu kinh phí từ đâu và dự kiến bao nhiêu để phân bổ chi phí chi cho các hoạt động của buổi ngoại khóa cho phù hợp.

+ Xác định chương trình buổi ngoại khóa gồm có các hoạt động gì để chuẩn bị nội dung cho từng hoạt động cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xác định cở sở vật chất cần chuẩn bị cho buổi ngoại khóa: chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu, máy chiếu, phong màn, bản chữ, băng rôn, khẩu hiệu... + Xác định phương án bảo vệ an ninh cho buổi ngoại khóa: phân công giữ trật tự cho buổi ngoại khóa.

+ Lên phương án dọn dẹp sau buổi ngoại khóa

* Thông qua kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung buổi ngoại khóa Ban tổ chức trình kế hoạch cụ thể cho lãnh đạo thông qua và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch cho từng thành viên liên quan.

+ Xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường để có thể phối hợp thực hiện, họp tổ chuyên môn bàn về kế hoạch tổ chức buổi ngoại khóa.

+ Công bố chủ đề, nội dung thi, hình thức thi, thời gian... cho đối tượng tham gia.

* Tổ chức buổi ngoại khóa: thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khai mạc có thể đọc diễn văn khai mạc hoặc có thể chỉ bằng hình thức ra mắt của các đội dự thi, giới thiệu đại biểu, ...

Bước 2: Tiến hành buổi ngoại khóa theo tiến trình đề ra.

Nếu là cuộc thi thì sau mỗi phần thi ban giám khảo cho điểm công khai, ban thư kí cộng điểm cho từng đội.

Lưu ý: Xen giữa chương trình ngoại khóa là các tiết mục văn nghệ nên yêu cầu HS chuẩn bị trước.

Bước 3: Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: Giá trị giải thưởng có thể không cần lớn mà chủ yếu là để động viên về mặt tinh thần. Nên có quà lưu niệm cho tất cả các đội tham gia để động viên, khuyến khích. Chú ý: Trên đây là tiến trình để thực hiện một buổi ngoại khóa nói chung. Do vậy, tùy theo từng buổi ngoại khóa với quy mô lớn hoặc nhỏ, các bước tiến hành có thể đơn giản hơn.

Trong các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, việc tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa khác nhau ở các bộ môn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là hình thức hấp dẫn, thu hút được số đông học sinh tham gia, mang lại hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, để có được kết quả như mong muốn, khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn. Mọi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện phải có lô gíc chặt chẽ. Giáo viên phải có kiến thức, năng lực và kĩ năng tổ chức, phương pháp tiến hành hoạt động ngoại khoá bộ môn. Trong quá trình lập kế hoạch cần có sự thống nhất của các thành viên ban tổ chức, lập kịch bản, có đạo diễn, có người dẫn dắt vấn đề, ... Có kế hoạch chủ động thích ứng với nhiều đối tượng cùng tham gia (Có thể có những phạm vi kiến thức vượt ngoài chương trình). Tiến hành làm thử: Sẵn sàng đối phó với những tình huống phát sinh. Điều chỉnh, bổ sung kể cả thay đổi cho phù hợp.

Thông thường trong các cuộc thi kiến thức hay là các buổi biểu diễn văn nghệ có nhiều tình huống nảy sinh đòi hỏi người tổ chức phải có những cách ứng xử khéo léo. Không lường trước nhiều khi người tổ chức sẽ bị lúng túng trong cách giải quyết. (Với hình thức này nên thành lập ban cố vấn).

Với các buổi tham quan, người phụ trách sẽ cho học sinh hiểu ý nghĩa lịch sử của những nơi cần đến, vị trí địa lí và những giá trị nổi bật của những nơi cần đến.

Biện pháp này làm cho hoạt động ngoại khoá bộ môn hấp dẫn hơn bởi nó sẽ tạo ra những ý tưởng mới lạ và sâu sắc, đem đến cho học sinh sự bất ngờ và khác biệt. Người tổ chức có thể làm điều này bằng các hình thức sau:

- Thay đổi giọng điệu, người điều hành, hoặc các tiết mục, các chương trình xen kẽ để thu hút học sinh chú ý.

- Giảng giải, minh họa, sắm vai.

- Đưa kiến thức văn hoá vào cùng kiến thức khoa học. - Sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói với hình ảnh minh hoạ.

- Sử dụng kết hợp các cuốn phim video cần cho chương trình với những lời bình luận, đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tạo ra sự khác biệt với những lần tổ chức trước để học sinh phản ứng nhanh nhẹn, hứng thú thì thường mang lại kết quả tốt hơn. Người tổ chức nên tận dụng tính nhạy cảm với cái mới của học sinh để truyền đạt thì buổi ngoại khoá mới có giá trị.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Tổ trưởng và giáo viên bộ môn phải thấy rõ nghĩa của việc đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn để lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp.

- Tổ trưởng và giáo viên bộ môn cần có khả năng lựa chọn đúng hình thức tổ chức ngoại khóa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của bộ môn trong khi thực hiện ngoại khóa.

- Hiệu trưởng định hướng, tư vấn và tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất cho tổ bộ môn tổ chức ngoại khóa.

- Tạo cho học sinh cảm giác thích thú, các em được xem là đối tượng quan trọng trong buổi ngoại khoá.

- Cần biết phát huy sự phụ trợ của các yếu tố ngoài ngôn ngữ một cách khéo léo và hiệu quả.

Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn giúp các hoạt động ngoại khóa mang lại sự hấp dẫn đối với học sinh đồng thời giúp các em phát huy được các thế mạnh của mình, giáo viên có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân. Tuy thế phải lựa chọn hình thức tổ chức một cách sáng suốt, cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi tiến hành, cần phải tính đến hiệu quả đạt được và công sức, tiền của bỏ ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)