Đổi mới kiểm tra đánh giá gắn nội khóa với ngoại khóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 106 - 113)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá gắn nội khóa với ngoại khóa

Hiện nay hoạt động ngoại khóa được đánh giá qua sự quan sát và nhận xét của bộ phận theo dõi ghi nhận các hoạt động, thông qua các sản phẩm của hoạt động thu được và thông qua ý kiến góp ý, nhận xét của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, việc đánh giá chỉ dừng ở mức độ rút kinh nghiệm sau mỗi buổi ngoại khóa, chưa có tiêu chí cụ thể như hoạt động dạy và học, do đó còn không ít giáo viên, nhân viên và học sinh cho rằng hoạt động ngoại khóa chỉ là hoạt động phong trào, tham gia cho đủ các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yêu cầu của ngành, của trường, vì vậy hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa bộ môn chưa cao. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động ngoại khóa và để ngoại khóa thực sự giữ vị trí là một hình thức dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá, gắn ngoại khóa với nội khóa.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoại khoá nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động ngoại khoá được thực hiện nghiêm túc và có kết quả.

Hoạt động này giúp nhà trường thấy được tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên, thấy được chất lượng của ngoại khoá bộ môn đối với sự phát triển kiến thức - kỹ năng - thái độ cho học sinh, thấy được hứng thú của các em trong việc tham gia, thấy được thời lượng có phù hợp hay không, từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí phù hợp với hứng thú và sự nhận thức của học sinh.

Việc đổi mới kiểm tra đánh giá gắn nội khóa với ngoại khóa sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh chính xác hơn, đầy đủ hơn, đồng thời giúp nhà quản lý nắm bắt được trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt ngoại khóa của giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

Kiểm tra đánh giá sẽ chỉ ra được những thiếu sót, những gì cần bổ sung trong hệ thống biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá, tập trung đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá bộ môn đối với việc mở rộng kiến thức, hình thành, củng cố kĩ năng và thái độ học tập của học sinh.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về hoạt động ngoại khoá bộ môn để xem xét sự thành công và hạn chế, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực của giáo viên, sự phát triển về nhận thức, kỹ năng của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa.

- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động ngoại khóa bộ môn góp phần đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 97 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Hình thức tiến hành

- Kiểm tra kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm.

Đây là thao tác để điều chỉnh tiến độ, chỉ ra những vướng mắc trong triển khai kế hoạch, phát hiện những sai sót để có phương án phòng ngừa.

Hiệu trưởng nhìn vào kế hoạch để có thể biết được tiến độ thực hiện hoạt động này đang diễn ra ở các tổ nhóm chuyên môn như thế nào. Từ việc kiểm tra, hiệu trưởng sẽ có những hình thức khen thưởng động viên và đồng thời tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện, dễ dàng hạn chế những hình thức hoạt động kém hiệu quả.

- Kiểm tra thực tế triển khai.

Kiểm tra đánh giá không chờ khi kết thúc thực thi kế hoạch mà có thể tiến hành bất kì lúc nào.

Qua quan sát và kiểm tra, hiệu trưởng đánh giá việc giáo viên và học sinh cụ thể hoá nhận thức bằng hành động. Hiệu trưởng nắm được số học sinh tham gia các buổi ngoại khoá bộ môn (ở tổ ngoại khoá bộ môn hay các hình thức sinh hoạt có tính quần chúng), nắm được tác dụng của công tác tuyên truyền tới giáo viên và học sinh.

Hiệu trưởng kiểm tra được hai mặt: ý thức của giáo viên và học sinh tham gia, đánh giá được hiệu quả của công tác tuyên truyền, đồng thời rà soát lại sự phối hợp giữa tuyên truyền và thực tế hoạt động.

Đối chiếu với các tiêu chí cụ thể để chỉ ra những thiếu sót cần phải khắc phục trong việc tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn.

Hiệu trưởng đánh sự tham gia đầy đủ các buổi ngoại khoá bộ môn, sự phân công công việc một cách rõ ràng cho từng thành viên của ban chỉ đạo.

- Kiểm tra các thao tác và kỹ năng tổ chức của người phụ trách hoạt động ngoại khoá bộ môn.

- Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá:

+ Hiệu trưởng đánh giá tay nghề của tổ trưởng bộ môn, của giáo viên phụ trách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 98 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tổ trưởng, giáo viên đánh giá tác dụng của hoạt động ngoại khoá đối với sự phát triển toàn diện của học sinh qua trắc nghiệm, qua các bài kiểm tra trong tháng và cuối kì.

+ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá hạnh kiểm của học sinh dựa trên ý thức và kết quả tham gia hoạt động ngoại khóa.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cần có sự thống nhất trong tập thể lãnh đạo và giáo viên nhà trường về đổi mới kiểm tra đánh giá gắn hoạt động ngoại khóa với nội khóa.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá giáo viên và học sinh được xây dựng dân chủ, công khai và sát với đặc điểm của giáo viên và học sinh nhà trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn. - Kết quả kiểm tra đánh giá được công khai.

Kiểm tra đánh giá gắn ngoại khóa với nội khóa là khâu quan trọng nhằm phát hiện những tồn tại chưa thực hiện được, qua kiểm tra hiệu trưởng sẽ thấy được những điều bất hợp lí để sửa chữa uốn nắn. Hiệu trưởng thấy được tác dụng của hoạt động này trong việc vừa nâng cao tay nghề cho giáo viên, vừa hình thành, phát triển các mặt kiến thức - kĩ năng - thái độ cho học sinh. Kiểm tra đánh giá cũng là một cách để duy trì kỉ luật lao động, thực hiện tốt quy chế chuyên môn.Việc đánh giá gắn ngoại khóa với nội khóa sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại khóa bộ môn phát triển và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.5. Tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng các điều kiện tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động ngoại khoá bộ môn là hình thức tổ chức dạy học vừa có bề rộng vừa có cả chiều sâu, học sinh tham gia hoàn toàn dựa trên hứng thú của các em với môn học... bởi thế xây dựng các điều kiện như: Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian... để tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn là một việc làm không thể xem nhẹ. Đặc biệt trong sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật hiện nay, nội dung tri thức luôn được cập nhật, những kiến thức mới xuất hiện, trong khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 99 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó đồ dùng thí nghiệm, thiết bị dạy học cũ kỹ, lạc hậu và thời gian hạn chế sẽ là những vật cản đầu tiên khiến hoạt động ngoại khoá bộ môn khó đạt được kết quả như mong muốn.

Nhà quản lý cần phải nắm được những cơ sở vật chất cần cho các hoạt động ngoại khoá bộ môn, từ đó huy động các nguồn lực chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngoại khoá bộ môn, sẽ giúp cho hoạt động ngoại khóa thành công để hoạt động này thực sự mang lại hứng thú cho học sinh, góp phần hình thành ở các em kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết với môn học.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành

Cơ sở vật chất cần cho các hoạt động ngoại khoá bộ môn gồm: Các phòng học bộ môn, sân bãi, địa điểm tổ chức.

Hệ thống điện: Tăng âm, loa đài, điện thắp sáng, quạt, máy nổ Phòng nghe nhìn, máy chiếu.

Đồ dùng, nguyên vật liệu cho thí nghiệm thực hành. Tranh ảnh, pa nô, áp phích cho cổ động tuyên truyền ...

Người hiệu trưởng phải nắm được những cơ sở vật chất tối thiểu cần cho các hoạt động ngoại khoá bộ môn. Nếu vì điều kiện eo hẹp thì cũng phải có cái nhìn tổng thể về cơ sở vật chất đã có của trường, đối chiếu với thực tế cần có để tiến hành ưu tiên mua sắm cho những gì cần thiết.

- Bổ sung mua sắm từ ngân sách của nhà trường

Hiệu trưởng phải dựa vào tình hình thực tế của nhà trường để có thể bổ sung cơ sở vật chất cũng như dành nguồn tài chính, dành thời gian cho hoạt động ngoại khoá bộ môn.

Hiệu trưởng yêu cầu các tổ bộ môn rà soát, kiểm tra các thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, ... sau khi kết thúc năm học trước, qua kiểm tra sẽ lập danh mục các thiết bị cần mua mới để phục vụ cho dạy - học, cần lưu ý tận dụng những thiết bị đang có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 100 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá bộ môn phải được hiệu trưởng lên kế hoạch cụ thể, từ việc phân loại cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đến việc phân bổ các nguồn tài chính đã và sẽ có trong năm. Hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí dân chủ, công bằng. Tránh quá ưu tiên cho môn này mà cắt xén của môn khác.

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường.

Với đặc thù của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng, phụ huynh học sinh định cư tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc 12 huyện trong tỉnh, nên việc huy động nguồn lực từ phụ huynh học sinh là không khả thi, do đó hiệu trưởng cần tranh thủ sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, từ các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm và từ chính giáo viên trong trường: Đất đai để làm sân chơi bãi tập, ruộng vườn cho thực hành sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nhà máy luyện gang, khu di tích lịch sử Hoàng Đình Giong, trường Quân sự (những địa điểm gần trường, không cần đến các phương tiện giao thông để di chuyển học sinh),... Với tổ hoạt động ngoại khoá bộ môn hay là những hình thức, sinh hoạt có tính quần chúng, cơ sở vật chất đều là yếu tố rất cần có tính quyết định đến sự thành công và tác động trực tiếp hứng thú của học sinh khi các em tham gia hoạt động này .

Trong các hoạt động ngoại khóa, những thiết bị không thể thiếu như: tăng âm, loa đài, máy chiếu. Đặc biệt trong thời đại thông tin như hiện nay, hệ thống máy vi tính và việc nối mạng Internet là rất cần với học sinh.

Ngoài ra hoạt động ngoại khoá bộ môn rất cần đến tài chính để còn bồi dưỡng cho người làm công tác tổ chức. Trong hoàn cảnh hiện nay chất xám của giáo viên cũng như công sức họ bỏ ra cần phải được các nhà quản lý lưu tâm, đánh giá và trả công cho họ thật xứng đáng đó là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động ngoại khoá bộ môn ở bất kỳ hình thức tổ chức nào. Nó đảm bảo cho hoạt động này duy trì phát triển mang lại kết quả tốt cho giáo dục nhà trường.

Tài chính cho hoạt động này còn dùng để chi cho việc mua sắm những gì thật cần thiết cho quá trình tổ chức, chi cho việc liên hệ, chi cho thuê phương tiện hay các loại phí dịch vụ trong khi tham quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 101 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong điều kiện hiện nay để tổ chức tổ ngoại khóa bộ môn cần tối thiểu 300 nghìn đồng 1 lần, mỗi hoạt động có tính quần chúng tối thiểu 2 triệu đồng. Một năm kinh phí này cần khoảng 30 triệu đồng. Nguồn tài chính này được huy động từ: Ngân sách 70%, quỹ Đoàn thanh niên 20%, các nguồn tài trợ khác khoảng 10 %.

- Động viên giáo viên, học sinh tham gia sưu tầm, chuẩn bị các phương tiện phục vụ buổi hoạt động ngoại khoá: sưu tầm sách, tranh ảnh, chuyện kể, các tài liệu, vật dụng cần thiết...

Về thời gian: Quỹ thời gian trong năm học cũng được hiệu trưởng cân nhắc để bảo đảm vừa thực hiện tốt chương trình giảng dạy theo biên chế năm học, vừa có thời gian để các tổ, nhóm chuyên môn tiến hành các hoạt động ngoại khoá.

Hoạt động ngoại khoá bộ môn được chủ động về thời gian tổ chức sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của nhà trường. Muốn vậy nhà quản lý phải tận dụng quỹ thời gian trong biên chế năm học cho phép (2 tuần dành cho các hoạt động khác). Tuy nhiên do đặc điểm của nhà trường là nội trú nên học sinh có nhiều thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa.

Với tổ ngoại khoá bộ môn: Người tổ chức có thể tận dụng thời gian ngoài giờ chính khóa của học sinh. Kế hoạch cần được sắp xếp một cách hợp lý để học sinh không bị ảnh hưởng tới việc học tập chính khóa.

Đối với những hình thức sinh hoạt có tính quần chúng, hiệu trưởng cần xem xét quỹ thời gian của năm học để phê duyệt.

Việc sử dụng thời gian ngoài giờ học chính khóa của học sinh nội trú cho các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp nhà trường kiểm soát được các hoạt động của học sinh, giúp các em có môi trường và điều kiện tốt để rèn luyện và phát huy năng lực của bản thân, góp phần xây dựng nhà trường văn hóa.

Không quá ưu tiên cho một hoạt động nào đó mà xem nhẹ đi các hoạt động khác. Cần tuân thủ đúng kế hoạch đã được phê duyệt về thời gian tổ chức. Trong khi xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá bộ môn, hiệu trưởng giao cho nhóm trưởng chuyên môn lập danh mục cơ sở vật chất cần bổ sung, phê duyệt mua sắm cải tạo, bồi dưỡng cho người phụ trách... Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn không cắt xén chương trình, không chuyển giờ dạy theo thời khoá biểu thành giờ ngoại khoá bộ môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 102 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc mua sắm bổ sung cơ sở vật chất. Đối chiếu với cơ sở vật chất đã có, đánh giá tính hiệu quả của những cơ sở vật chất được bổ sung. Việc mua sắm bổ sung phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nguyên tắc thu chi tài chính. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên để hạn chế những tiêu cực nảy sinh. Đảm bảo tính công khai dân chủ trong công tác tài chính.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng sử dụng nguồn tài chính để mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất cho hoạt động ngoại khóa một cách hợp lý và có hiệu quả trong khi sử dụng.

Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực tổ chức ngoại khóa sẽ khai thác triệt để cơ sở vật chất đang có và quỹ thời gian một cách hợp lý để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa bộ môn.

Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, thời gian cho hoạt động ngoại khoá bộ môn là một biện pháp thúc đẩy hoạt động này đạt hiệu quả cao, thu hút được số đông học sinh tham gia. Nhà quản lý là cần biết tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để các điều kiện dạy và học của nhà trường ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)