Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 114 - 118)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về các biện pháp nói trên nhằm đánh giá tính khả thi và đồng thời tạo ra sự đồng lòng nhất trí cho toàn thể đội ngũ trong việc sử dụng các biện pháp này.

Đối tượng khảo nghiệm: Nhằm khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu bằng phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp của đề tài với 03 đối tượng là các nhà quản lý, 05 đối tượng là tổ trưởng và 12 đối tượng là giáo viên giỏi.

Nội dung phiếu khảo nghiệm gồm 2 yêu cầu:

- Đánh giá mức độ quan trọng, mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp với thang điểm như sau:

+ Rất quan trọng, rất cần thiết, rất khả thi 5đ + Khá quan trọng, khá cần thiết, khá khả thi 4đ + Trung bình 3đ + Ít quan trọng, ít cần thiết, ít khả thi 2đ + Không quan trọng, không cần thiết, không khả thi 1đ

- Ngoài việc nêu mức độ của các biện pháp, chủ thể còn trình bày ý kiến đề xuất khác (nếu có).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 104 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Kết quả điểm trung bình cộng của các nhóm khảo nghiệm

T

T Tên biện pháp

Quan trọng Cần thiết Khả thi

Điểm TB Xếp thứ Điểm TB Xếp thứ Điểm TB Xếp thứ

1

Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn cho tổ trưởng bộ môn

4,5 3 4,6 1 4,5 4

2

Bồi dưỡng năng lực và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên bộ môn

4,6 2 4,5 2 4,8 1

3

Tăng cường chỉ đạo, mở rộng hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn

4,3 4 4,1 5 4,4 3

4 Đổi mới kiểm tra đánh giá gắn nội

khóa với ngoại khóa 4,2 5 4,2 3 4,6 2

5

Tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng các điều kiện tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn

4,8 1 4,6 1 4,3 5

* Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm, có thể thấy rõ các biện pháp nghiên cứu đề xuất đều quan trọng, cần thiết và có khả năng thực hiện được đồng thời.

Qua các kết quả khảo nghiệm, ta thấy ở phần xếp thứ tự các mức quan trọng của từng biện pháp như sau:

Về mức độ quan trọng:

Biện pháp tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng các điều kiện tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn xây dựng điều kiện để tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 105 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian... ) là quan trọng nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng đã phân tích trong chương 2.

Về mức độ cần thiết:

Các biện pháp: Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn cho các tổ trưởng bộ môn; Bồi dưỡng năng lực và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên bộ môn và tăng cường huy động các nguồn lực để xây dựng các điều kiện tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn xây dựng điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa bộ môn là cần thiết nhất.

Về tính khả thi:

Biện pháp bồi dưỡng năng lực và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giáo viên bộ môn có tính khả thi cao nhất bởi các hoạt động chuyên môn diễn ra thường xuyên trong năm, giáo viên có thể tự bồi dưỡng và tham gia sinh hoạt chuyên môn để trao đổi nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Hai biện pháp 1 và 5 xếp ở vị trí 4 và 5 tuy nhiên sự chênh lệch mức điểm không cao, cho thấy các nhà quản lý và giáo viên đã nhận thấy được những khó khăn, rào cản trong khi thực hiện các biện pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 106 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 3

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng, đáp ứng được mong muốn của cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn cũng như giáo viên trong nhà trường. Từ kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm chúng tôi nhận thấy cần chủ động thực hiện một số công việc sau để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn:

Mở rộng kiến thức và nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên bộ môn, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có kèm các đồ dùng trực quan, dụng cụ thí nghiệm.

Huy động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và kinh phí cho nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá bộ môn nói riêng.

Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của các tổ nhóm, trao quyền chủ động cho tổ bộ môn trong tổ chức hoạt động ngoại khoá.

Chú trọng đổi mới kiểm tra đánh gắn nội khóa với ngoại khóa.

Cần phải có những lộ trình và kế hoạch thực hiện, cần phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, tận dụng những thế mạnh của nhà trường, nắm bắt cơ hội thì kết quả xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực sẽ đạt được kết quả theo mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 107 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)