Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh về

trú tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh về hoạt động ngoại khóa bộ môn động ngoại khóa bộ môn

2.3.1.1. Nhận thức của hiệu trƣởng về hoạt động ngoại khoá bộ môn

Để tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường về hoạt động ngoại khoá bộ môn chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về tác dụng, yêu cầu của hoạt động ngoại khoá bộ môn và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.4. Nhận thức về tác dụng và yêu cầu của hoạt động ngoại khoá Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức

hoạt động ngoại khoá

Tác dụng Yêu cầu Rất tác dụng Ít tác dụng Không có tác dụng Cần Không cần Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho

học sinh 100% 100%

Phát hiện năng khiếu của học sinh 100% 100%

Tạo sự hứng thú cho các em 100% 100%

Tạo sự gắn kết với tập thể 100% 100%

Phát triển nhân cách học sinh 100% 100%

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành 100% 100% Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 100% 100%

Chỉ để giải trí 33% 67% 33% 67%

Như vậy, các nhà quản lý đã nhận thấy rõ tầm quan trọng và yêu cầu của hoạt động ngoại khoá bộ môn. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục.

Khi được hỏi có cần thiết phải tổ chức ngoại khóa bộ môn và cần phải tiến hành những hoạt động ngoại khoá bộ môn nào ở trường thì hầu hết cán bộ quản lý đều trả lời là cần và rất cần ngoại khoá cho tất cả các môn học, ngoại khoá theo chủ điểm, đi tham quan, đi thực tế, những cuộc thi có tính tổng hợp, nói chuyện chuyên đề, xem và biểu diễn văn nghệ,...

Ngoài ra để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của các phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khoá chúng tôi đưa ra câu hỏi:

Theo đồng chí để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn những phẩm chất và năng lực nào là quan trọng với giáo viên? (Hãy xếp theo thứ tự)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với câu hỏi này chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực và phẩm chất của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khoá

Năng lực và phẩm chất của giáo viên Vị trí

Sáng tạo trong quá trình thực hiện 1

Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng 2

Biết cách tổ chức học sinh 3

Am hiểu cuộc sống 4

Có lòng nhiệt tình 5

Tóm lại: Cán bộ quản lý trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá bộ môn, các yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động này và yêu cầu với phẩm chất, năng lực của giáo viên. Tuy nhiên nhận thức là thế song thực tiễn làm việc và kết quả của hoạt động ngoại khoá bộ môn không phải lúc nào cũng được như ý muốn.

2.3.1.2. Nhận thức của giáo viên về hoạt động ngoại khoá bộ môn

Tương tự như đối với cán bộ quản lý nhà trường chúng tôi cũng đưa ra các câu hỏi nhận thức về tác dụng, sự cần thiết và yêu cầu cần đạt khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá bộ môn của giáo viên. Kết quả này thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 2.6. Tác dụng của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn và những yêu cầu cần đạt Tác dụng và yêu cầu Tác dụng Yêu cầu Đúng Băn khoăn Không đúng Cần đạt Không cần

Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh 93% 7% 100% Phát hiện năng khiếu của học sinh 93% 7% 100%

Tạo sự hứng thú cho các em 97% 3% 100%

Tạo sự gắn kết với tập thể 90% 10% 100%

Phát triển nhân cách học sinh 90% 10% 100%

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành cho học sinh 93% 7% 100% Giáo dục tư tưởng , tình cảm cho học sinh 90% 10% 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.7. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá bộ môn

Hoạt động Mức độ cần thiết

Rất cần Cần Không cần

Ngoại khoá cho tất cả các môn học 80% 20%

Ngoại khoá theo chủ điểm 77% 23%

Tham quan, đi thực tế 80% 20%

Các cuộc thi có tính tổng hợp 83% 17%

Nói chuyện chuyên đề 77% 23%

Câu lạc bộ 43% 57%

Xem và biểu diễn văn nghệ 80% 20%

Bảng 2.8. Tầm quan trọng của các điều kiện với việc tổ chức hoạt động ngoại khoá

Các yếu tố và điều kiện Vị trí

Giáo viên giỏi về chuyên môn 1

Cơ sở vật chất tốt 2

Nội dung phù hợp 3

Học sinh hứng thú 4

Giáo viên có kỹ năng 5

Giáo viên nhiệt tình 6

Qua 3 bảng trên cho ta thấy, giáo viên cũng như cán bộ quản lý đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyên môn đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khoá. Trong các yếu tố và điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá họ đều đề cao yếu tố số 1 là chuyên môn của giáo viên. Điều này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết vì hoạt động ngoại khoá bộ môn cần có sự hiểu biết rộng và cụ thể về lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, họ xếp kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá ở vị trí số 5, trong khi kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá là hết sức quan trọng quyết định sự thành công và ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của học sinh.

2.3.1.3. Nhận thức của học sinh

Qua 100 phiếu khảo sát thì nhận thức của học sinh về hoạt động ngoại khoá bộ môn là:

Có 96% (96/100 phiếu) cho rằng hoạt động ngoại khoá bộ môn có tác dụng mở rộng củng cố nâng cao kiến thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có 87/100 phiếu bằng 87 % cho rằng hoạt động ngoại khoá bộ môn có tác dụng phát triển năng lực sở trường

Có 96/100 phiếu bằng 96% cho rằng hoạt động ngoại khoá bộ môn có tác dụng tạo gắn kết với tập thể.

Khi được xếp thứ tự theo sở thích các hình thức hoạt động ngoại khoá bộ môn thì có:

31% các em thích tham quan

33% các em thích xem biểu diễn văn nghệ 14% các em thích tổ ngoại khoá bộ môn 22% các em thích các cuộc thi kiến thức.

Sự nhận thức và hứng thú này của các em phản ánh đúng một thực trạng hiện nay rằng: Tham quan các di tích, danh thắng phù hợp với tính hiếu động của tuổi trẻ, các em được thay đổi không khí, có những phút giây thư giãn, thoải mái. Xem và biểu diễn văn nghệ cũng là dịp để các em được trổ tài, được thể hiện trước tập thể, được thưởng thức cái hay của nghệ thuật diễn xuất, cái hay của ca từ, giai điệu... So với hai hình thức này thì tổ ngoại khoá bộ môn lại có số lượng học sinh tham gia ít hơn. Nó phản ánh đúng hiện trạng đây là hình thức đòi hỏi học sinh khi tham gia phải có một năng lực và trình độ kiến thức nhất định, phải có sở trường về một môn học nào đó. Học sinh dân tộc miền núi trình độ chung của các em còn thấp so với thị xã, thành phố nên khi nhận thức, hiểu biết về các môn học chưa tốt, tâm lý ngại học là điều không tránh khỏi, vì vậy hứng thú của các em dồn sang cho thăm quan, thưởng thức văn nghệ.

Ở bất kỳ hình thức ngoại khoá bộ môn nào, hứng thú của học sinh cũng là điều quyết định việc các em có tham gia hay không. Nếu ép buộc các em tham gia thì kết quả sẽ khó đạt được và nhiều khi các em sẽ có ý chống lại phá rối. Bởi thế người phụ trách phải tôn trọng sở thích của các em, định hướng các em tới những hoạt động bổ ích.

Tóm lại: Khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khoá bộ môn của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng, chúng tôi có thể khẳng định rằng: Hoạt động ngoại khoá bộ môn đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có được một sự nhận thức đúng đắn trong nhà trường, được xem như là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại kết quả tốt. Nếu người hiệu trưởng biết tổ chức và quản lý tốt hoạt động này thì chắc chắn sẽ cải thiện được đáng kể thực trạng dạy học như hiện nay. Người học sinh không đóng vai trò thụ động trong tiếp thu kiến thức nữa. Trí tuệ của các em cũng như niềm yêu thích học tập sẽ phát triển tốt hơn, toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Phạm Minh Hương. (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)