7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn
Để tìm hiểu thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn của hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn và giáo viên, chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi đối với cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn, giáo viên về các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn, mức độ cần thiết, mức độ thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.13. Ý kiến của cán bộ quản lý về lực lƣợng tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn
Lực lƣợng tham gia Loại kế hoạch Ban giám hiệu Tổ trƣởng bộ môn Giáo viên bộ môn Số lƣợng lệ% Tỷ lƣợng Số lệ% Tỷ lƣợng Số lệ% Tỷ
Kế hoạch ngoại khóa chung cho
toàn trường 33 100 33 100 0 0
Kế hoạch ngoại khóa cho từng tổ
bộ môn 0 0 33 100 33 100
Kế hoạch cho từng hoạt động
ngoại khóa 0 0 33 100 33 100
Bảng 2.14. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện xây dựng nội dung kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn
của hiệu trƣởng, của tổ trƣởng bộ môn
TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất tốt Khá tốt Bình thường Chưa tốt 1 Xây dựng kế hoạch ngoại khóa chung cho toàn trường
100% 40% 60%
2 Dự kiến hình thức
ngoại khóa 100% 80% 20%
3 Dự kiến thời gian
ngoại khóa 100% 80% 20%
4 Dự kiến về tài chính 100% 60% 40%
5
Kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
10% 90% 20% 80%
6 Chuẩn bị các điều kiện
để tổ chức 20% 80% 65% 35%
7 Phân công nhiệm vụ 10% 90% 75% 25%
8
Kế hoạch tập huấn giáo viên thực hiện hoạt động ngoại khóa bộ môn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua kết quả điều tra cho thấy hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn và giáo viên đã nhận rõ mức độ cần thiết của xây dựng kế hoạch và các nội dung trong kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn. Đồng thời cũng thấy rõ thực trạng xây dựng kế hoạch ngoại khóa của hiệu trưởng, của tổ trưởng bộ môn: đạt mức tốt ở tỉ lệ thấp, trong 8 nội dung hỏi, đa số ở mức độ khá tốt và trung bình, nội dung tập huấn giáo viên thực hiện hoạt động ngoại khóa chưa đạt. Kết quả đó được phản ánh từ thực tế kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn còn mang tính chung chung, không rõ ràng, thường thực hiện theo kế hoạch của ngành, hoặc chưa có sự chủ động, sáng tạo, chưa bám sát đối tượng học sinh. Hiệu trưởng giao phó cho tổ trưởng bộ môn và giáo viên thực hiện; chưa chú ý, quan tâm, đôn đốc thường xuyên; thiếu khâu kiểm tra, đánh giá, động viên kịp thời, sự phối hợp giữa các lực lượng còn hạn chế đặc biệt là sự phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nên việc tổ chức thực hiện không đồng nhất và không hiệu quả.
Qua nghiên cứu Kế hoạch năm học của hiệu trưởng, chúng tôi nhận thấy không có kế hoạch ngoại khóa tổ bộ môn mà nội dung về hoạt động ngoại khóa được ghi ngắn gọn bằng vài dòng trong kế hoạch năm học và kế hoạch chuyên môn của trường. Kế hoạch ngoại khóa của tổ bộ môn cũng không được xây dựng cụ thể từ đầu năm học mà chỉ có trong kế hoạch hoạt động của tổ như một tiêu chí thi đua của tổ bộ môn.
Tóm lại: Qua khảo sát thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa bộ môn của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng cho thấy, Ban giám hiệu nhà trường chưa đưa ra kế hoạch tổng thể về hoạt động ngoại khóa bộ môn, kế hoạch ngoại khóa còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa định hướng rõ các hoạt động trong năm học. Việc lựa chọn thời gian, hình thức ngoại khóa giao hoàn toàn cho tổ trưởng và giáo viên bộ môn, việc xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn của tổ trưởng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, mang tính đối phó, chung chung, việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa bị xem nhẹ, các nhà quản lý chỉ chú trọng kế hoạch chuyên môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/