3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.4. Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hình thái đô thị và quá trình ĐTH trên thế giới và khu vực.
Từ cuối thế kỷ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng Pháp: “urbanization” – đô thị hoá). Ông tin rằng ĐTH là một kế hoạch và tồn tại nhiều nguyên lý cơ bản chi phối sự kiến thiết một đô thị. Ông cũng ý thức về tầm quan trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế hoạch về nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị [1]. Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những quyết định khác nhau về các mô hình đô thị. năm 1925, nhà xã hội học Ernest Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn sóng điện”. Theo mô hình này thì thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm. Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng mở rộng. “Mô hình thành phố đa cực” được hai nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra vào năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đổi các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông [1]. Vào năm 1939, “mô hình phát triển theo khu vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu tính đến các dạng đô thị
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển với sự hiện đại hoá các quá trình giao thông và nhiều thành phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn.
Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị. Francois Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các cực tăng trưởng”. Ông cho rằng chỉ ở trung tâm đô thị của hai vùng có sự phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành chướng mạnh mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô thị ấy là những cực tăng trưởng. Đây chính là quan điểm phát triển đô thị lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ” [1].
Trong nững năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình đô thị hoá đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị…” [8].
Những đề tài nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tháng 11/2004, bộ xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam, đây là một chiến lược quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện [4].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sông Công.
- Quá trình đô thị hóa tại thị xã Sông Công. - Đất nông nghiệp của thị xã Sông Công.
- Đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã Sông Công.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Sông Công gồm 6 phường và 4 xã( Phường Cải Đan; Phường Lương Châu; Phường Mỏ Chè; Phường Phố Cò; Phường Thắng Lợi; Phường Bách Quang; Xã Bá Xuyên; Xã Bình Sơn; Xã Tân Quang; Xã Vinh Sơn).
- Phạm vi thời gian: năm 2008 và tiến trình đô thị hóa đến năm 2012 của thị xã Sông Công.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: thị xã Sông Công.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2012 đến tháng 06 năm 2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công ảnh hưởng đến sử dụng đất ảnh hưởng đến sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Sử dụng đất đai.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2. Thực trạng của quá trình đô thị hóa
+ Đô thị hoá làm cho số dân sống trong các khu đô thị ngày càng tăng. + Đô thị hoá làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế.
+ Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực đô thị
+ Đô thị hoá gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất.
2.3.3. Tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Sông Công.
+ Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến biến động mục đích sử dụng đất
+ Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Sông Công
+ Sự biến động về đất đai trong quá trình đô thị hóa
2.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân tại thị xã Sông Công Sông Công
- Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân được điều tra. + Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra
+ Tình hình biến động đất đai của các hộ được điều tra + Tình hình việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ
+ Tình hình nghề nghiệp của các hộ trong quá trình đô thị hóa
2.3.5. Dự báo xu thế đô thị hóa và sự biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 năm 2020 năm 2020
- Dự báo xu thế đô thị hóa của thị xã Sông Công
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất và sự biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 tại thị xã Sông Công
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.6. Định hướng và một số giải pháp cải thiện đời sống kinh tế của những hộ nông dân, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai những hộ nông dân, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thị xã Sông Công
- Khối giải pháp thể chế chính sách. - Khối giải pháp kỹ thuật.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Các số liệu này được sử dụng để phân tích tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp, tình hình mất đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ do tác động của đô thị hóa. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:
* Cơ sở chọn mẫu điều tra: Chọn 100 hộ trong đó 70 hộ mất đất sản xuất nông nghiệp và 30 hộ chưa hoặc không mất đất sản xuất nông nghiệp để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.
- Xây dựng phiếu điều tra và phỏng vấn theo phiếu điều tra để thu thập các thong tin cần thiết theo các nội dung cần nghiên cứu (phiếu điều tra tại phụ lục)
- Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này sử dụng tất cả các giác quan của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của tỉnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
và thị xã Sông Công và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác.
- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấnđề trong nhận thức tổng hợp.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.5. Phương pháp dự báo đô thị hóa cho tương lai
- Phương pháp ngoại suy: bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai. Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai.
- Phương pháp phân tích các nhân tố tác động đến ĐTH: + Chủ trương của Đảng và NN
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Xu thế hình thành vùng đô thị
- Phương pháp duy vật biện chứng: nhằm phân tích quá trình ĐTH trong mối quan hệ tương tác với phát triển kinh tế - XH. Phân tích ĐTH toàn diện và theo 1 logic khoa học để nhận thấy mức độ ĐTH từ các năm trước tới hiện tại. và từ đó dự báo cho tương lai.
- Phương pháp cho điểm được sử dụng để lượng hóa mức độ đạt được của các tiêu chí trong hệ thống tiêu chí phản ánh mức độ ĐTH, trên cơ sở đó tổng hợp mức độ ĐTH của đô thị.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sông Công được thành lập theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Thị xã là một trong 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công là đô thị hạng III, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Đông - Bắc, có vị trí địa lý quốc tế như sau :
Từ 21026’20’’ đến 21032’00’’ vĩ độ Bắc . Từ 105043’00’’ đến 1050
52’30’’ kinh độ Đông.
Thị xã Sông Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm 6 phường và 4 xã: Phường Cải Đan; Phường Lương Châu; Phường Mỏ Chè; Phường Phố Cò; Phường Thắng Lợi; Phường Bách Quang; Xã Bá Xuyên; Xã Bình Sơn; Xã Tân Quang; Xã Vinh Sơn. Theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 12/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên: Phát triển thị xã Sông Công toàn diện, văn minh, hiện đại, là thành phố công nghiệp của tỉnh vào năm 2015, trong đó nâng cấp xã Bá Xuyên lên phường vào năm 2015, Sông Công là thành phố thuộc tỉnh vào năm 2015...
Thị xã Sông Công có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội, hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện khác trong mối quan hệ vùng và đầu tư phát triển.
(Nguồn: Nghị Quyết số 05-NQ/TU ngày 12/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc xây dựng và phát triển thị xã Sông Công" toàn diện, văn minh, hiện đại, là thành phố công nghiệp của tỉnh vào năm 2015...")
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo * Cảnh quan địa hình * Cảnh quan địa hình
Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ được dòng Sông Công chia thành hai khu vực Phía Đông và phía Tây, địa hình thuộc 2 nhóm cảnh quan chính:
- Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây, độ cao trung bình từ 25 30m phân bố dọc sông Công. Bao gồm các đơn vị hành chính: Xã Bá Xuyên, xã Tân Quang, phường Bách Quang, phường Lương Châu, phường Mỏ Chè, phường Thắng Lợi, phường Cải Đan, phường Phố Cò. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh.
- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm cảnh quan địa hình gò đồi và núi thấp: Nhóm cảnh quan này khá đặc trưng cho địa hình khu vực trung du Bắc Bộ, cảnh quan gò đồi, núi thấp, dạng bát úp với độ cao 80 100m, phân bố ở các xã phía Tây. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình phổ biến trên 150m, Một số núi thấp có độ cao trung bình trên 300m phân bố dọc theo ranh giới phía Tây của thị xã, trên địa phận của xã Bình Sơn và xã Vinh Sơn. Một số khu vực nhỏ khá bằng phẳng tập trung chủ yếu ở sát các sông suối.
Trong đó có một số cảnh quan hình thái địa hình nhân tác: Nằm trong nhóm cảnh quan địa hình gò đồi. Sự kết hợp việc xây dựng các hồ đập nhân tạo với trồng rừng, các hồ lớn như: Hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác,