Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 31 - 32)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.4.2.Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Là Thành phố cảng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thành phố Hải Phòng có diện tích 1.507,57 Km2

và dân số là 1,9 triệu người với 5 quận, 1 thị xã và 8 huyện; 57 phường, 9 thị trấn, 152 xã. Trong nhiều năm qua, QLNN về đất đai ở Thành phố có nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt, Hải Phòng là nơi có nhiều điểm nóng về khiếu kiện tranh chấp đất đai rất gay gắt. Nguyên nhân cơ bản là do trong quá trình ĐTH, giá đất bị đẩy lên rất cao, trong khi Thành phố chưa có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm Pháp luật. Đặc biệt tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khác thành đất ở, mua bán đất đai trái quy định của Pháp luật diễn ra khá phổ biến. Hệ thống hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Vì vậy, công tác QLNN về đất đai gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện giao đất, đền bù thiệt hại về đất và xử lý các vi phạm Pháp luật trong quản lý sử dụng đất. Từ năm 1993 đến 2002, Thành phố đã ban hành 12 văn bản thể chế hóa các quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ để triển khai công tác QLNN về đất đai trên địa bàn [9].

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị được triển khai chậm do Thành phố chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Đến năm 2001, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 05 tháng 07 năm 2001 “Thông qua quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 – 2010”. Theo quy hoạch này đến năm 2010, diện tích đất chuyên dùng của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thành phố sẽ tăng 2.062 ha, chủ yếu lấy từ các loại đất nông nghiệp: 1.176 ha, đất lâm nghiệp: 528 ha… Cũng như một số tỉnh, thành phố phía Bắc, công tác QLNN về đất đai của Thành phố sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực cơ bản dần ổn định. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng đất còn kém hiệu quả và việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn chậm, do công tác bồi thường GPMB còn nhiều vướng mắc, thị trường bất động sản khá trầm lắng. Từ năm 2003 đến nay, công tác triển khai cấp GCNQSDĐ còn chậm, cả về cấp GCNQSDĐ ở và cấp GCNQSDĐ cho các đơn vị sử dụng đất, đây là một nược điểm lớn của QLNN về đất đai ở thành phố Hải Phòng [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 31 - 32)