3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Tình hình đô thị hóa trên Thế giới
Theo các nhà sử học, lịch sử loài người đã chứng kiến hai cuộc cách mạng đô thị.
Cuộc cách mạng đô thị lần thứ nhất diễn ra từ 8.000 năm trước Công Nguyên, vào thời kỳ đồ đá mới, khi lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cư kiểu đô thị. Đó là “thành phố” Jenricho, nằm ở phía bắc biển Chết, thuộc vùng đất Israel ngày nay, với dân số khoảng 600 người - một thị trấn nhỏ, hết sức nghèo nàn so với tiêu chuẩn hiện nay.
Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ. Là hệ quả tất yếu của quá trình CNH
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tư bản chủ nghĩa, từ thời điểm này quá trình ĐTH đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Ngày nay các nhà khoa học còn nói đến cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba, đang diễn ra trong các nước thuộc thế giới thứ 3, nơi mà hiện tại tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 30% trong tổng dân số. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ 3 dường như là sự lặp lại cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai, song nó có những nét độc đáo của những điều kiện không gian và thời gian mới.
Như vậy, theo thời gian, có thể hình dung ĐTH trên thế giới là một quá trình lịch sử xuyên suốt ba cuộc cách mạng đô thị này. Những hiện tượng nổi bật của quá trình ĐTH là: dòng di cư mạnh mẽ từ nông thôn vào thành thị khiến cho tỷ lệ dân đô thị tăng nhanh, số lượng các đô thị ngày một nhiều, các đô thị lớn lên, phình to ra, đời sống xã hội dần mang tính đô thị hơn là nông thôn.
Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia nghiên cứu về ĐTH thì trong tiến trình ĐTH từ nửa sau thế kỷ XX có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỷ lệ dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.
Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 – 2000, tỷ lệ dân số đô thị toàn thế giới từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8% lên đến 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% đến 76,1%.
Hiện tại tỷ lệ ĐTH ở châu Á là 35%, châu Âu 75%, châu Phi 45%, Bắc Mỹ 90% và 80% ở Mỹ La Tinh. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị [10].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn
Đơn vị tính: % Khu vực Năm 1950 1970 1990 2000 Toàn thế giới 29,7 36,7 43,7 47,4 Khu vực phát triển 55,0 66,7 73,7 76,1 Khu vực kém phát triển 77,8 25,1 34,7 40,5 Khu vực kém phát triển nhất 7,1 12,7 20,1 25,4
(Nguồn: World Urbanzation prospect: 1996, New York 1997)
Theo “dân số và tiến trình đô thị hoá động thái phát triển và triển vọng” của phó tiến sĩ Trần Cao Sơn, số lượng các tụ điểm được coi là lớn nhất các thành phố có số dân 10 triệu trở lên cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1950 chỉ có New York (Mỹ) đạt mức độ này nhưng 20 năm sau (1970) có thêm Tokyo (Nhật Bản) và Thượng Hải (Trung Quốc), con số này còn tăng lên 13 thành phố vào năm 1990 [10].
Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH- HĐH. Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô tiêu hao nhiên liệu, năng lượng… Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025. Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:
- Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị trong đó yêu cầu nhất thiết phải nâng cao mức sống nông thôn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khi tập trung quá tải cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng CSHT, có cơ sở xã hội thoả đáng…