Kinh nghiệm của Mỹ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.2.Kinh nghiệm của Mỹ

Nước Mỹ có diện tích tự nhiên xấp xỉ 9,3 triệu Km2, dân số hơn 300 triệu, đất đô thị chuyên dung chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia phát triển, Mỹ có một hệ thống Pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được Pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội [9].

Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quy định của Nhà nước bao gồm: quyền quyết định về kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất; quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ cho các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi [9]… Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ cũng chỉ tương đương với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia [9].

1.2.4. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một thành phố trong quá trình đô thị hóa

1.2.4.1.. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Là trọng điểm kinh tế số 1 của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,2 Km2 với dân số 7,4 triệu người với 19 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành, 254 phường, 5 thị trấn và 58 xã. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đánh giá vị trí của Thành phố là: “Một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan trọng sau thủ đô Hà Nội”. Là đô thị đặc biệt, vì vậy công tác QLNN về đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình ĐTH có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thành phố. Từ khi có Luật Đất đai năm 1987, Thành ủy, UBND Thành phố đã ban hành hàng trăm văn bản về công tác quản lý đất đai và quản lý quy hoạch nhằm thể chế hóa Chính sách Pháp luật Đất đai của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt là Thành phố đã ban hành Quyết định số 4755/QĐ-UB ngày 26 tháng 09 năm 1998 về khung giá các loại đất theo quy định của Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ. Quyết định về khung giá đất theo Nghị định số 188/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ. Về công tác quản lý quy hoạch đô thị, ngày 10 tháng 07 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống hồ sơ địa chính của Thành phố cơ bản được xây dựng khá bài bản, toàn Thành phố đã được đo đạc và thành lập bản đồ địa chính chính quy và không chính quy ở các tỷ lệ 1/500 và 1/1000. Thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các giai đoạn và đã được Chính phủ phê duyệt. Vào năm 2005, Thành phố đã công bố cơ bản hoàn thành công tác triển khai cấp GCNQSDĐ và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị. Trong giai đoạn sốt đất năm 2002, UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UB ngày 22 tháng 04 năm 2012 nhằm chấn chỉnh và tăng cường QLNN về đất đai trên địa bàn. Hàng nghìn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ việc vi phạm Pháp luật của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thành phố đã được xử lý. Nhìn chung các văn bản của Thành ủy và UBND Thành phố đã góp phần ổn định công tác quản lý đất đai ở địa phương. Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Luật và các văn bản dưới Luật. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước, công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, đô thị ở Thành phố cũng có rất nhiều bức xúc, phức tạp. Thị trường bất động sản trong khu vực Thành phố có chiều hướng “trầm lắng” do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do yếu tố đầu cơ của một số tổ chức và cá nhân, đồng thời do hệ thống văn bản Pháp luật hiện hành chưa đồng bộ và chưa có khả năng đáp ứng được yếu cầu của tình hình thực tế xã hội hiện nay [9].

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 29 - 31)