Các giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 93 - 95)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.6.1.1.Các giải pháp từ phía Nhà nước

* Quy hoạch tổng thể

Các cấp Chính quyền cần có một quy hoạch vừa tổng thể lâu dài đồng thời cũng cần chi tiết cho thị xã Sông công: bao giờ sẽ thu hồi đất? Thu hồi ở đâu? Với diện tích là bao nhiêu?... Từ đó có quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp thực sự ổn định cho người nông dân, tránh tình trạng để họ lo lắng về quy hoạch của Thị xã trong tương lai sẽ như thế nào. Có như vậy người nông dân mới yên tâm đầu tư cho xây dựng các công trình phục vụ sản xuất cũng như mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng [30].

Nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi nơi một ít làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các đô thị [32].

* Giải pháp về lao động - việc làm

Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động thị xã Sông là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. ĐTH đã đẩy nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sẩn phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để nghề truyền thống không bị mai một. Chính quyền Thị xã có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.

Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú ý công tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho trung tâm đào tạo nghề của Thị xã sao cho có hiệu quả nhất. Tiếp tục xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Chính quyền nên đề ra chính sách là nếu địa phương sử dụng lao động của địa phương thì sẽ hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh trường dạy nghề có thể đến thực tập ở các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.

Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 93 - 95)