Bài học rút ra cho Việt Nam và thị xã Sông Công về quản lý của

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 32 - 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.5. Bài học rút ra cho Việt Nam và thị xã Sông Công về quản lý của

Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa

Từ việc nghiên cứu tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới và một số tỉnh thành trong nước, bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác QLNN về đất đai ở nước ta nói chung và thị xã Sông Công nói riêng là:

(1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiến cứu sâu sắc, khoa học và được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính ổn định, đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

(2) Phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học, điện tử hiện đại từ Trung uơng đến địa phương. Muốn đạt được điều đó cần phải đầu tư đồng bộ để có được hệ thống hồ sơ địa chính cơ sở (hồ sơ gốc) có độ tin cậy cao ở tất cả các địa phương trong cả nước. Thống nhất phương pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất đai và công khai thông tin từ Trung ương đến địa phương. Thực tế cho thấy hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ ở nước ta rất kém, chắp vá, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc triển khai lập hồ sơ địa chính ở các địa phương khác nhau đã không được tiến hành vào cùng một thời điểm như chỉ đạo của Trung ương, số liệu tổng hợp của tất cả các cấp có độ chính xác thấp. Các thông tin về đất (như thay đổi về loại đất, diện tích, chủ sử dụng đất và giá cả của đất trong cùng thời điểm…) không được cập nhật thường xuyên, đầu đủ, vì vậy Nhà nước không thể quản lý đất đai một cách chặt chẽ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(3) Cần phải xác định việc đăng ký quyền về tài sản không chỉ là lợi ích của người dân mà đó chính là lợi ích của cả Nhà nước. Để làm tốt việc này cần phải có những biện pháp mạnh để tạo ra sự thay đổi về mặt nhận thức của cả bộ máy quản lý và đội ngũ công chức Nhà nước. Dân giàu thì nước mạnh, có tạo thuận lợi để các tổ chức và cá nhân được đăng ký quyền về tài sản (sở hữu bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất) thì người dân mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để đẩy mạnh việc khai thác giá trị của tài sản cho phát triển kinh tế. Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ các chủ thể sử dụng đất trên cơ sở nắm chắc được nguồn tài nguyên đất. Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới quan hệ sở hữu đất đai gắn với việc quy định cụ thể hơn các quyền của người sử dụng đất chính là chìa khóa để thực hiện việc công khai dân chủ quan hệ đất đai trong xã hội. Đây cũng là giải pháp chống tham nhũng hiệu quả nhất.

(4) Xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới là ngày càng tăng cường quyền lực của Nhà nước trong quan hệ đất đai nhằm tăng cường sức cạnh tranh.

Xã hội càng phát triển, tính cạnh tranh càng gay gắt, để đảm bảo thế mạnh trong cạnh tranh, công tác quản lý của Nhà nước phải mạnh và có hiệu lực cao. Tuy nhiên tăng cường quyền lực của Nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền của các chủ thể sử dụng đất. Quyền lực Nhà nước phải mạnh, để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúng khuôn khổ Pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do phát triển. Với các nước có công tác quản lý đất đai tốt, có hiệu quả sử dụng đất cao, hầu như các vi phạm Pháp luật trong quản lý sử dụng đất đều bị xử lý rất nghiêm khắc và rất triệt để. Đây chính là bài học quan trọng nhất: kỷ cương Pháp luật có nghiêm minh thì xã hội mới ổn định và phát triển được.

Xu thế phát triển chung hiện nay của mọi quốc gia trên thế giới dù được tổ chức dưới hình thái kinh tế chính trị khác nhau, các nhà nước đều tập trung ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Dù là phát triển theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, các quốc gia có xu thế mở cửa hội nhập trong một thể chế kinh tế chung. Phát triển kinh tế cùng với củng cố và tăng cường an ninh quốc gia

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong các quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia, trong điều kiện toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tìm ra được con đường phát triển riêng. Quá trình ĐTH là một tất yếu khách quan đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra. Đồng thời phát triển đô thị theo hướng bền vững, đòi hỏi Nhà nước phải chủ động điều chỉnh được quá trình ĐTH theo định hướng đúng và có hiệu quả. Vì vậy tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai, một nhân tố không thể thiếu trong quá trình ĐTH cũng là một tất yếu khách quan và là yêu cầu quan trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)