3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1.4. Tình hình chung về nghề nghiệp của hộ
Tác động của ĐTH đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ được thể hiện qua bảng 3.10.
Bảng 3.10: Tình hình nghề nghiệp của hộ trong quá trình đô thị hóa
Nghề nghiệp của hộ Năm 2008
(%) Năm 2012 (%) Tăng (+) Giảm (-) (%) 1. Nông nghiệp 51 44 -7 2. Kinh doanh TM-DV 8 10 2 3. Cán bộ 5 6 1 4. Khác 4 4 0 5. Hộ Kiêm 32 36 4
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua thực tế cho thấy, các hộ trước ĐTH sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi,... với một cuộc sống không ổn định. Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền bồi thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm,... Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi mất đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận hộ nông dân do chưa tận dụng được những cơ hội về thị trường do quá trình ĐTH tạo ra đã không thay đổi phương thức sản xuất mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.
Về nghề nghiệp, khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp rất nhiều thậm chí một số hộ gần như không còn đất nông nghiệp để sản xuất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại, những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang ngành nghề khác cộng với một khoản tiền bồi thường từ việc mất đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình. Vấn đề đặt ra là Thị xã cần có chính sách trong việc đào tạo hướng nghiệp cho những hộ này để họ có thể duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong những môi trường công việc mới.