Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 50 - 52)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Các loại đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2013, tài nguyên đất của thị xã Sông Công có diện tích là 8.276,27 ha. Chiếm 2,34% diện tích tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 6.334,72, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4.444,47 ha, chiếm 53,70% diện tích tự nhiên của thị xã. Đất lâm nghiệp có diện tích 1.890,25ha.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 1.581,66 ha. - Đất chưa sử dụng: Diện tích 59,89 [6].

Thổ nhưỡng

Đất đai trên địa bàn có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa; Nhóm đất dốc tụ; Nhóm đất đỏ vàng- nâu vàng:

- Nhóm đất phù sa (P) gồm: Đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất phù sa ngòi suối. Đất phù sa có tầng loang lổ (trên nền Feralít - lẫn đất đồi ). Đất phù sa glây.

- Nhóm đất dốc tụ (L) (đất thung lũng dốc tụ) gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu. Đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu. Đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước. Đất thung lũng biến đổi do trồng lúa nước bị bạc màu. Một số diện tích đất cát (C) dạng bở dời khi gặp nước, thẩm thấu mạnh.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (F) (Đại diện cho đất khu vực gò đồi) gồm: Đất nâu vàng đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng dày. Đất nâu vàng đỏ vàng trên phiến thạch sét tầng trung bình. Đất nâu vàng đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng dày. Đất nâu vàng đỏ vàng trên nền phù sa cổ có tầng trung bình.

Ngoài ra còn đất sông suối (Ss) và mặt nước có địa tầng thổ nhưỡng thuộc các nhóm đất trên nhưng là các khu vực tụ thuỷ, ngập nước,.

Bảng 3.1: Số liệu tổng hợp thổ nhưỡng thị xã Sông Công

Loại đất Fs Fq Lf Ld LdB C P' Pb Pi P/FB Fp Ss Thị xã Diện tích 2.515,1 1.814,3 114,4 1.400,3 766,5 99,3 104,9 188,4 98,0 341,3 572,0 261,7 8.276,27 Tỷ Lê % 30,4 21,9 1,4 16,9 9,3 1,2 1,3 2,3 1,2 4,1 6,9 3,2 100

(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên 1:100.000,năm 2010 )

Nhóm đất phù sa có tầng đất mặt khá dày, độ phì khá tốt, phù hợp phát triển cây lúa, cây hàng năm, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm ăn quả, song cần đầu tư thuỷ lợi cải tạo đất, một số vùng thấp dễ bị ảnh hưởng khi mưa lớn hoặc các khu vực chân ruộng cao khó tưới .

Nhóm đất dốc tụ có tầng dày, độ phì tốt, thích hợp với các cây nông lâm nghiệp, các loại cây màu, các cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoặc đồng cỏ chăn thả, trồng cỏ chăn nuôi , tuy nhiên cần đầu tư thuỷ lợi và chăm bón cải tạo đất, chống sói mòn, nguy cơ sạt lở đất.

Nhóm đất đỏ vàng, nâu vàng thích hợp với các cây lâm nghiệp như thông, bạch đàn, keo lá chàm. Cây công nghiệp lâu năm - chè, cây ăn quả, như chè, vải, nhãn…Tuy nhiên đề phòng đất bị rửa trôi, xói mòn, thực tế đã xuất hiện một số ít diện tích đất trống đồi trọc (hiện tượng đất bị sói mòn).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tài nguyên nước

Với nguồn nước hệ thống thuỷ nông hồ Núi Cốc, hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác, các sông suối, hồ đập nhỏ, trữ lượng nước khá lớn, chất lượng tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất. Cùng với địa hình khá bằng phẳng và thuận lợi nên không bị thiếu nước trong canh tác. Tuy nhiên do chênh cao ảnh hưởng địa hình, nên thuỷ lợi vẫn là công tác bảo đảm cho việc tưới tiêu ruộng đồng.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2013 Thị xã có 1.890,25ha đất lâm nghiệp chiếm 22,84% diện tích thị xã, chiếm 4,1% giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 1.665,91ha chiếm 20,13% diện tích thị xã, diện tích đất rừng phòng hộ là 222,19ha,chiếm 2,68% diện tích thị xã, diện tích đất có rừng đặc dụng là 2,15ha,chiếm 0,03% diện tích thị xã.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tuy chưa được khảo sát đánh giá cụ thể trên địa bàn, hiện trạng không có các khoáng sản lớn như các huyện khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết von lớn (trên 30 %), một số mỏ đất ở phường Phố Cò đã và đang khai thác; Các bãi cát sỏi ở dọc Sông Công, có thể phục vụ việc khai thác tận thu, tuy nhiên cần phòng chống sạt lở đất khi mưa lũ.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)