Tình hình nghiên cứu đa hình phân tử tằm dâu trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử liên quan đến khả năng chống chịu nhiệt độ và ẩm độ cao của tằm dâu bombyx mori l (Trang 33 - 35)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đa hình phân tử tằm dâu như:

Li B., Lu C., Zhou Z.Y., Xiang Z.H. (2000) sử dụng kỹ thuật RAPD phân tích

cặp lai Dazao/C108 và đời con lai F2 của chúng. Từ đó đã lập được bản đồ di truyền

gồm 182 locus với tổng khoảng cách là 1148,3 cM [30].

Reddy K.D., Nagaraju & Abraham (2001) sử dụng kỹ thuật ISSR – PCR nghiên cứu 13 giống tằm dâu khác nhau, đã nhân được 239 phân đoạn (PĐ), trong đó có 184 PĐ đa hình chiếm 77%. Sử dụng phương pháp UPGMA đã thiết lập được cây phát sinh chủng loại gồm 2 nhóm phân biệt: một nhóm bao gồm các giống có tính ngủ đông, nhóm còn lại là các giống không ngủ đông [35].

J. Nagaraju và M.R. Goldsmith (2002) kết hợp các phương pháp đa hình

(RFLPs, SSR và ISSR-PCR, RAPD) nghiên cứu DNA trên 13 giống tằm. Sử dụng kỹ thuật RFLP với 6 mẫu dò đã tạo ra 160 phân đoạn chiếm 97% phân đoạn đa hình, kỹ thuật SSR với 15 locus, mỗi locus có 8 alelle cho 86% đa hình, ISSR-PCR tạo ra 39 phân đoạn chiếm 76,98% đa hình. Theo quan sát, chỉ số đa dạng cao nhất ở kỹ thuật ISSR-PCR (0,957) và thấp nhất là RAPD (0,744) [28].

Chatterjee S.N., Pradeep A.R. (2003) sử dụng kỹ thuật RAPD với 7 mồi UBC nghiên cứu trên 14 giống tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga. Bước phân tích hồi quy đa hình đã thiết lập được mối liên quan có ý nghĩa giữa 45 CTPT và các tham số về chiều dài ấu trùng, các đặc trưng sinh trưởng, sản lượng kén [25].

Nguyễn Thị Lan 34

Arvind K Awasthi, GM Nagaraja, GV Naik, Sriramana Kanginakudru (2004)

Sử dụng kỹ thuật RAPD và ISSR phân tích đa dạng di truyền và quan hệ giữa các giống tằm dâu. Với kỹ thuật RAPD đã sử dụng 19 mồi ngẫu nhiên khuếch đại được 128 phân đoạn có kích thước từ 500-3000bp, đạt 92% đa hình, trung bình mỗi mồi 6,26 phân đoạn được đánh dấu. Với kỹ thuật ISSR sử dụng 6 mồi neo, 4 trong số đó tạo ra 93 phân đoạn đa hình, Sử dụng chương trình WINBOOT để phân tích RAPD và ISSR, kết quả chia thành hai nhóm rõ rệt bao gồm loài hoang dã và loài thuần hóa. Từ các kết quả này các tác giả cho rằng kỹ thuật RAPD và ISSR rất hữu ích cho việc phân tích đa dạng và đặc tính di truyền của tằm dâu [22].

Li B., Xia Q., Lu C., Zhou Z. (2004) sử dụng kỹ thuật AFLP nghiên cứu trên

các locus trong hệ gen tằm dâu. Kết quả đã tìm được 11 locus quy định tính trạng số lượng liên quan đến khối lượng kén toàn phần, khối lượng vỏ kén, khối lượng nhộng, tỷ lệ vỏ kén, tạo cơ sở cho lập bản đồ liên kết, bản đồ này có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo giống [31].

Zhao A.C., Lu C., Li B., Pu X.Y., Zhou Z.Y., Xiang Z.H. (2004) sử dụng kỹ thuật AFLP với 28 cặp mồi trên 44 dòng lai ngược. Đã thu được tổng số 3956 PĐ, trong số đó có 1018 PĐ đa hình (25,73%). Có 407 PĐ được xếp vào 33 nhóm liên kết, với tổng khoảng cách di truyền là 3676,7 cM. Các kết quả cũng cho thấy gen kén màu xanh (green cocoon gene) nằm ở nhóm liên kết thứ 22. Độ tin cậy của bản đồ này là 58,7%. Một số kết quả bước đầu đã được ứng dụng trong công tác chọn tạo giống [39].

Appukuttan R. Pradeep, Shankar N. Chatterjee, Chirakkara V. Nair. (2005), sử dụng kỹ thuật RAPD và ISSR xác định sự khác biệt di truyền trong chọn lọc

trong tự nhiên của loài tằm Bombyx mori L.. Phân tích đa hình RAPD và ISSR

khuyếch đại với DNA của dòng tằm có giai đoạn ấu trùng dài (LLD) và dòng tằm có giai đoạn ấu trùng ngắn (SLD). Cả hai SLD và LLD cho kết quả đa dạng gene

cao (h ≈ 0,197) và tổng số dị hợp tử (Ht 0,26), độ đồng đều thấp (p <0,005) cũng

Nguyễn Thị Lan 35

Khoảng cách di truyền là cao nhất giữa 3 thế hệ của SLD và LLD là 0,824 [23].

Muwang Li, Chengxiang Hou, Xuexia, Anying Xu và Yongping Huang

(2007). Sử dụng kỹ thuật ISSR để phân tích mối quan hệ giữa các dòng tằm. Dùng 12 mồi với 42 giống, thu được trung bình mỗi mồi cho 108 băng, trong đó 85 băng

đa hình chiếm 78,7%. Kết quả cho thấy ở tằm dâu mức độ lặp lại của trình tự (CA)n

phong phú hơn mức độ lặp lại của trình tự (CT)n. Qua đó có thể xác định khoảng

cách di truyền của các dòng [33].

Appukuttannair R Pradeep, Anuradha H Jingade and Raje S Urs (2007) Để

hỗ trợ cho chăn nuôi, các nhà nghiên cứu đã kết hợp xác định các dấu hiệu DNA và các đặc điểm sinh khối khác nhau của tằm. Phân tích mối tương quan giữa trọng lượng vỏ kén, tỷ lệ vỏ, trọng lượng ấu trùng…(R=0,9) thể hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm đó khá chặt chẽ. Sử dụng mồi PCR-ISSR phân tích đa dạng di truyền của 14 chủng tằm ôn đới và nhiệt đới, số mồi đa hình 92%, với chỉ số đa dạng trung bình là 74,7%. Khoảng cách di truyền trung bình giữa giống Trung Quốc và giống Ấn Độ là 0.193 [24].

Dalirsefat S.B. và Mirhoseini S.Z. (2007) đã tiến hành đánh giá đa dạng di

truyền các giống tằm (Bombyx mori L.) gốc Iran và các dòng thương mại của Nhật

Bản sử dụng chỉ thị AFLP. Các tác giả sử dụng 3 giống tằm gốc Iran (gồm Khorasan màu chanh, Khorasan màu cam and Khorasan màu hồng) và 3 dòng tằm thương mại của Nhật Bản (gồm P31, P103 và P107) khác nhau một số đặc điểm như dấu hiệu ấu trùng, màu sắc vỏ trứng và kén. Kết quả cho thấy AFLP đã phân tích được 183 cá thể bao gồm ít nhất 30 cá thể từ các chủng và dòng thương mại nghiên cứu bằng cách sử dụng 10 cặp mồi, tạo ra tổng cộng 322 maker trong đó có 251 maker (chiếm 77,95%) là đa hình [37].

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử liên quan đến khả năng chống chịu nhiệt độ và ẩm độ cao của tằm dâu bombyx mori l (Trang 33 - 35)