Trong vài năm trở lại đây, hướng nghiên cứu đa hình phân tử tằm dâu ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm và đẩy mạnh, trong đó đáng chú ý là những kết quả
Nguyễn Thị Lan 36
nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thị Hằng, Nông Văn Hải (2004) sử dụng kỹ thuật RAPD nghiên cứu đa hình 8 giống tằm dâu Việt Nam với 5 mồi ngẫu nhiên. Kết quả phân tích cho thấy có 41/67 PĐ đa hình (chiếm 61,2%). HSTĐDT giữa các giống thay đổi từ 0,547 đến 0,984 [2].
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trịnh Hữu Hằng, Nguyễn Thị Thanh Bình (2004, 2005) dùng 5 mồi RAPD phân tích đa hình phân tử 10 giống tằm lưỡng hệ.
Kết quả thu được 200 PĐ, trong đó có 120 PĐ đa hình (chiếm 60%). HSTĐDT giữa các giống dao động từ 0,54 đến 0,91, có thể tham khảo trong nhóm cặp lai [14].
Nguyễn Thị Thanh Bình, Đinh Thị Ngọc Thuý, Ngô Lê Thương, Trịnh Hữu Hằng (2005) sử dụng kỹ thuật RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên phân tích đa hình phân tử 10 giống tằm lưỡng hệ kén trắng đã thu được 394/674 PĐ đa hình chiếm 58,46%.
Chín trên mười mồi cho đa hình với giá trị PIC từ 0,26 đến 0,47 và khoảng cách di truyền giữa các giống tằm dao động trong khoảng 0,0268 đến 0,1686 trung bình đạt 0,30 [4].
Nguyễn Thị Thanh Bình, Đinh Thị Ngọc Thuý, Trần Thị Bích Hồng (2007) Nghiên cứu đa dạng di truyền và ưu thế lai của một số giống tằm dâu Bombyx mori L. bằng CTPT. Sử dụng kỹ thuật PCR-RAPD đánh giá tính đa dạng di truyền của 10 giống tằm lưỡng hệ kén trắng với 24 đoạn mồi ngẫu nhiên. Kết quả cho 12716/17259 PĐ đa hình chiếm 74,11%. Dựa vào sự khác biệt di truyền phân chia các giống tằm thành 3 nhóm ưu thế lai, 6 cặp lai được dự đoán có khả năng cho ưu thế lai cao trong đó có 2 cặp lai đã được kiểm nghiệm [5].
Đặng Đình Đàn, Nguyễn Thị Thanh Bình (2008) kết hợp giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật ISSR sử dụng 5 mồi ISSR phân tích tương quan di truyền của 10 giống tằm và các tổ hợp lai đang chọn tạo, xác định hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 0,6 đến 0,9. Xác định độ thuần của giống và tổ hợp lai dao
Nguyễn Thị Lan 37
động trong khoảng 69,95% đến 89,72%. Kết quả nhận được về độ thuần tương đương với cách đánh giá bằng phương pháp truyền thống [10].
Nguyễn Thị Thanh Bình, Đinh Thị Ngọc Thuý (2008) sử dụng kỹ thuật ISSR trên cơ sở nghiên cứu genome của 30 giống tằm thuộc 2 nhóm có năng suất, chất lượng tơ kén và sức sống khác nhau với 15 mồi ISSR đã xác định được chỉ thị S5.1500, S2.700 và phân đoạn L13.800bp liên quan đến giống có chất lượng tơ kén thấp nhưng sức sống và khả năng chống chịu cao. Tách dòng và xác định trình tự của phân đoạn L13.800bp, thiết kế mồi và nhân thành công phân đoạn đặc hiệu L13.800bp liên quan đến chất lượng tơ kén và sức sống của giống để sử dụng trong chọn tạo giống [6].
Năm 2008, Nguyễn Thị thanh Bình và Đinh Thị Ngọc Thúy đã sử dụng 15 mồi ISSR phân tích genome của 30 giống tằm thuộc hai giống có năng suất và chất lượng tơ kén cao thấp khác nhau, xác định được chỉ thị S12 – 2100 liên quan đến năng suất cao của giống. Nhóm tác giả đã sử dụng thành công kỹ thuật SCAR, tách dòng và xác định trình tự phân đoạn liên quan, so sánh trên ngân hàng gen có độ tương đồng cao nhất là 94,58%, thấp nhất là 86,91% [7].
Đinh Thị Phòng và cs (2009), tiến hành đánh giá độ thuần của 10 giống tằm (Bombyx mori L.) bằng chỉ thị RAPD. Kết quả nhận được cho thấy tỉ lệ phần trăm phân đoạn DNA đồng hình nằm trong phạm vi từ 68,63% (giống GQ11) đến 91,66% (giống GQ13). Tổng số phân đoạn DNA nhân bản của 10 giống tằm là 333.
Số phân đoạn DNA nhân bản của 10 giống tằm khi phân tích với 10 chỉ thị RAPD dao động từ 20 (OPN05) đối với giống GQ14 đến 51 (OPP19) đối với giống GQ15.
Số lượng các phân đoạn DNA nhân bản với mỗi mồi xê dịch từ 1 đến 11 phân đoạn [15].
Vũ Thị Thu Hiền và cs (2010) sử dụng chỉ thị RAPD phân tích tính đa hình DNA của 8 cặp lai nhị nguyên tằm dâu F1 (nguyên liệu là 80 mẫu nhộng F1 của các cặp lai nhị nguyên tằm dâu và 15 mồi ngẫu nhiên). Kết quả thu được cho thấy: có 12/15 mồi có tính đa hình với giá trị PIC dao động từ 0,07 (OPV6) đến 0,51
Nguyễn Thị Lan 38
(OPP19), trong phạm vi vùng phân tích có 99 phân đoạn DNA được nhân bản, có 83 phân đoạn đa hình (chiếm 83,84%) va 16 phân đoạn đơn hình (chiếm 16,16%), số lượng các phân đoạn DNA dao động từ 1 đến 9 với kích thước trong khoảng 200bp đến 1600bp. Ngoài ra hệ số tương đồng di truyền của các con lai F1 dao động trong khoảng 0,33 – 1,00 và được chia làm 2 nhánh chính: nhánh 1 gồm các con lai F1 của 4 cặp nhị nguyên trong nước (hệ số tương đồng di truyền 0,734 – 1,00), nhánh 2 bao gồm các con lai F1 của 4 cặp lai nhị nguyên nhập ngoại (hệ số tương đồng di truyền từ 0,503 – 0,734) [11].
Đinh Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Thanh Bình (2010) tiến hành nghiên cứu phát triển chỉ thị PCR – ISSR liên quan với năng suất chất lượng tơ kén tằm dâu (Bombyx mori L.). Trong nghiên cứu này, từ kết quả phân tích đa hình ISSR trên các giống tằm có năng suất và chất lượng tơ kén khác nhau của Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự (2008), nhóm tác giả đã tìm thấy hai phân đoạn liên quan đến năng suất, chất lượng kén của giống là ISSR1 và ISSR2. Hai phân đoạn này đã được tách dòng và xác định trình tự. Từ kết quả đọc trình tự, sử dụng phần mềm primer 3, hai cặp mồi đặc hiệu đã được thiết kế và sử dụng để kiểm tra trên 22 giống tằm nguyên liệu của Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng. Phân đoạn ISSR2 được khuếch đại 100% ở những giống có năng suất kén cao, còn phân đoạn ISSR1 xuất hiện trên 86,7% những giống cho chất lượng tơ tốt. Kết quả đánh giá bằng chỉ thị PCR – ISSR phù hợp với số liệu đánh giá của đơn vị cung cấp mẫu.
Các tác giả cũng kết luận việc đánh giá giống bằng makers phân tử sẽ rút ngắn đáng kể về thời gian so với phương pháp truyền thống [19].
Nguyễn Thị Lan 39
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU