Phân tích quan hệ di truyền giữa các giống tằm

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử liên quan đến khả năng chống chịu nhiệt độ và ẩm độ cao của tằm dâu bombyx mori l (Trang 59 - 60)

Từ các kết quả thu được, hệ số tương đồng di truyền (HSTĐDT) giữa các giống tằm nghiên cứu được xác định bằng sử dụng phần mềm NTSYS_PC version 2.02 và được trình bày ở bảng 12. Hệ số này có giá trị càng cao, mối tương quan di truyền giữa các giống càng lớn và ngược lại.

Kết quả bảng 12 cho thấy HSTĐDT giữa các giống dao động từ 0,55 đến 0,95. Có 73/431 cặp giống có hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 0,5 chiếm 16,89%; 184 cặp giống có giá trị này trong khoảng 0,6 chiếm 42,69%; trong khoảng 0,7 có 97 cặp chiếm 22,51%; trong khoảng 0,8 có 55 cặp chiếm 12,76%; trong

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M 11121314151617181920

Hình 11. Ảnh điện di sản phẩm PCR

1- 20: Các giống lưỡng hệ kén trắng với mồi P8 M: Marker 1kb của Fermentas

Hình 12. Ảnh điện di sản phẩm PCR

1- 20: Các giống lưỡng hệ kén trắng với mồi P9 M: Marker 1kb của Fermentas

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 M 1112131415161718 19 20

Nguyễn Thị Lan 60

khoảng 0,9 có 22 cặp chiếm 5,10%. Quan sát giữa các giống tằm thuộc hệ kén Nhật Bản chúng tôi thấy hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 0,6 có 21/45 cặp chiếm 46,67%; trong khoảng 0,7 có 20 cặp giống tương đương 44,44% và trong khoảng 0,8 có 4 cặp giống chiếm 8,89%. Còn các giống tằm thuộc hệ kén Trung Quốc có 17/45 cặp giống với hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 0,7 chiếm 37,78% và trong khoảng 0,8 có 28 cặp chiếm 62,22%. Các giống tằm đa hệ địa phương có quan hệ di truyền rất gần gũi, trong khoảng 0,8 có 24/45 cặp chiếm 53,33% và trong khoảng 0,9 có 21 cặp đạt 46,66%. Giữa các giống tằm thuộc hệ kén Trung Quốc và hệ kén Nhật Bản có 40/100 cặp giống với hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 0,6 chiếm 40,0% trong khoảng 0,7 có 60 cặp chiếm 60,0%. Giữa các giống hệ Nhật Bản và giống địa phương có có 45,0% cặp với hệ số hệ số tương đồng trong khoảng 0,5 và 55,0% trong khoảng 0,6 còn giữa các giống hệ Trung Quốc với giống địa phương có 28% cặp với hệ số tương đồng trong khoảng 0,5 và 72,0% trong khoảng 0,6. Hệ số tương quan r = 0,952 thể hiện quan hệ tuyến tính chặt của các số liệu phân tích. Theo một số công bố trên đối tượng cây trồng, khi hệ số tương đồng giữa các cặp giống lớn hơn 0,7 thường cho ưu thế lai thấp hoặc không cho ưu thế lai, còn với những cặp giống có chỉ số này càng nhỏ càng cho ưu thế lai cao. Trên tằm dâu, chưa có tài liệu nào đề cập tới vấn đề trên. Theo những nghiên cứu của chúng tôi trên những giống tằm đang lưu hành trong sản xuất, các giống tạo cặp lai cấpI F1 nhị nguyên để sản xuất cặp lai tứ nguyên thường cùng hệ kén và có hệ số tương đồng trong khoảng 0,7-0,8 còn cặp lai nhị nguyên thì khác hệ kén và có hệ số tương đồng trong khoảng 0,6-0,7 [48].

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử liên quan đến khả năng chống chịu nhiệt độ và ẩm độ cao của tằm dâu bombyx mori l (Trang 59 - 60)