5. Kết cấu của chuyên đề
2.3.1 Môi trường vĩ mô:
- Việt nam đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định trung bình từ 6 – 8%/năm (riêng năm 2009 có nhiều ảnh hưởng bất lợi từ khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5,5%/năm).
- Việt nam là Quốc gia có nền chính trị ổn định, an toàn tạo được niềm tin cho nhiều đối tác và khách hàng (ngoại quốc) tìm đến Việt Nam để kinh doanh, du lịch.
- Việt Nam có dân số đông (trên 80 triệu người) với nhiều dân tộc, có truyền thống đoàn kết và giàu bản sắc văn hoá. Dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố và vùng đồng bằng. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, điều kiện sống ngày càng được cải thiện tốt lên. Đây là những cơ hội cho nhiều ngành sản xuất vì có một thị trường đầy tiềm năng vì mức sống của người dân luôn cải thiện dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao.
Ngoài những yếu tố thuận lợi, môi trường vĩ mô có những thách thức – nguy cơ:
- Hàng rào thuế quan sẽ từng bước được dỡ bỏ hứa hẹn môi trường hấp dẫn nhưng cũng sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn vì số lượng các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam cũng tăng nhanh.
- Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên trình độ quản lý vẫn đang còn hạn chế so với các nước tiên tiến. Luật pháp chưa thật rõ ràng, thường có những điều chỉnh vĩ mô dễ làm các doanh nghiệp lúng túng trong việc hoạch định các kế hoạch dài hạn, việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm minh cũng dẫn đến cạnh tranh
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
không lành mạnh của một số lĩnh vực và khó khăn trong việc phát triển một số ngành nghề mới.
- Các biến cố chính trị, thảm hoạ thiên nhiên, bệnh dịch hoặc tấn công khủng bố tác động đến chính sách và nền kinh tế của nhiều Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam là những ảnh hưởng bất thường có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp.