5. Kết cấu của chuyên đề
1.3.2.4 Quản trị tài chính của doanh nghiệp
Chức năng quản trị tài chính doanh nghiệp là phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu tình trạng tài chính là một trong những cách xem xét quan trọng nhất về vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ các chỉ số tài chính sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sức mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau đây:
+ Các chỉ số về khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian trước ngày nợ đến hạn trả.
- Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn mà không phải chờ đến khi bán hết hàng hoá tồn kho.
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản
- Hệ số vòng quay các khoản phải thu: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của công ty thành tiền mặt.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
-Thời gian phải thu trung bình: Chỉ số này càng cho biết công ty sẽ được khách hàng trả nợ nhanh hay không.
Thời gian phải thu trung bình =Các khoản phải thu * 360 / Doanh thu thuần
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: là tiêu chí đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân - Thời gian tồn kho trung bình:
Thời gian tồn kho trung bình =(Hàng tồn kho * 360)/Giá vốn hàng bán
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ của công ty mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả hoạt động của tài sản cố định càng lớn.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản : Chỉ tiêu này đo lường một đồng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Công ty bị thâm dụng vốn cao thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
- Vốn lưu động trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của đồng vốn hoạt động ngắn hạn.
Vốn lưu động trên doanh thu = (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Doanh thu thuần - Nợ phải trả trên doanh thu :Chỉ tiêu này cho biết tương ứng với một đồng doanh thu thì công ty sử dụng bao nhiêu nợ phải trả.
Nợ phải trả trên doanh thu = Nợ phải trả / Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: Đây là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tài chính của công ty. Chỉ tiêu này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần
+ Hệ số đòn bẩy tài chính
- Hệ số nguy cơ phá sản (Zscore)
Hệ số này cho biết mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty và được tính bằng công thức do GS Altman (Trường Quản trị Kinh doanh, Đại học Tổng hợp New York) đề xuất:
Z score = 1,2xA1+1,4xA2+3,3xA3+0,6xA4+1,0xA5 Trong đó:
A1 = Vốn lưu động ( Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Xác định tình trạng tài chính của doanh nghiệp như sau: 2,99<Z : Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
1,81<Z<2,99 : Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Z<=1,81: Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính có nguy cơ phá sản Tuy nhiên việc đối chiếu này chỉ thực hiện được nếu chỉ tiêu tính theo năm.
- Hệ số nợ trên tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Hệ số nợ trên tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản - Hệ số nợ trên vốn cổ phần:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
- Hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần:
Hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Nợ dài hạn / Vốn cổ cổ phần
- Hệ số tổng tài sản trên vốn cổ phần : Chỉ tiêu này được sử dụng để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.
Hệ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng tài sản / Vốn cổ phần
- Khả năng thanh toán lãi vay :Chỉ tiêu này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào.
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay
+ Hệ số sinh lời
- Hệ số sinh lợi trên doanh thu: Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lợi trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu thuần
- Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) : Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty.
Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
- Hệ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE):Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. Hệ số sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cổ phần
- Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE):Cho biết khả năng sinh lời của vốn dài hạn.
Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn = EBIT/(Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục.
+ Sức tăng trưởng
Chỉ số sức tăng trưởng thể hiện mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTdt)
TTdt = (Doanh thu năm sau / Doanh thu năm trước) – 100%
Trong đó: Doanh thu = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác.
- Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (TTdtc)
TTdtc = (Doanh thu từ HĐKD năm trước/Doanh thu từ HĐKD năm sau)-100% Trong đó : Doanh thu từ HĐKD = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi nhận:
+ So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại)
+ So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (TTln)
TTln = (Tổng lợi nhuận năm sau / Tổng lợi nhuận năm trước) -100% - Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính (TTlnt)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
TTlnt =(Tổng lợi nhuận thuần năm sau /Tổng lợi nhuận thuần năm trước)-100% Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.
+ Hệ số giá trị thị trường
- Thu nhập mỗi cổ phần (EPS): Thu nhập mỗi cổ phần quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần.Đây là một chỉ số rất được các nhà đầu tư quan tâm, chỉ số này cho biết thu nhập trên mỗi cổ phiếu . Chỉ số này càng cao càng tốt.
EPS = Thu nhập ròng của cổ đông thường/ Số lượng cổ phần thường
- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
P/E = Giá thị trường mỗi cổ phần/ Thu nhập mỗi cổ phần Phương pháp đánh giá các chỉ số tài chính :
- Phương pháp so sánh : So sánh với các công ty trong cùng lĩnh vực và phân tích xu hướng. Sử dụng các tỷ lệ có tính xu hướng hoặc các chỉ số nhấn mạnh các biến động đã xảy ra từ kỳ này sang kỳ khác và được sử dụng để so sánh các số liệu qua nhiều thời kỳ. Sử dụng các tỷ lệ so sánh theo qui mô chung sẽ làm nổi rõ tính hiệu quả hoặc kém hiệu quả rất khó thấy nếu theo cách khác. Do đó các tỷ lệ so sánh theo qui mô chung được đánh giá là một công cụ quản lý. Trong báo cáo so sánh theo qui mô chung, mỗi khoản mục được biểu diễn như tỷ lệ của mức gốc. Nghĩa là các khoản mục được phản ánh theo các số có qui mô chung, các tỷ số của 100%. Trên bảng cân đối kế toán theo qui mô chung thì tổng tài sản được định là 100% . Trên báo cáo thu nhập theo qui mô chung, doanh thu ròng được xác định có giá trị là 100%. Sau đó mỗi khoản mục trên báo cáo sẽ được phản ánh bằng tỷ lệ doanh thu ròng. Báo cáo thu nhập theo qui mô chung là một công cụ có tính thông tin cao và rất hữu ích. Nếu cho rằng 100% là đại diện cho một đồng doanh thu thì sau đó
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
các khoản mục còn lại cho biết trong mỗi đồng doanh thu đã được phân phối bao nhiêu cho giá vốn hàng bán, bao nhiêu cho chi phí và bao nhiêu cho lợi nhuận. Tiêu chuẩn so sánh: Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: Sau khi tính toán được các chỉ số thì cần phải xác định xem các kết quả trên là tốt, trung bình hay xấu. Trong trường hợp của Công ty Hoàng Anh Gia lai chúng ta sử dụng bảng chỉ số giá tài chính ngành xây dựng mã ngành 43 do công ty chứng toán Tân Việt xây dựng để so sánh các chỉ số tài chính các năm 2006, 2007 và 2008. Riêng 9 tháng đầu năm 2009 được so sánh với các chỉ số tài chính của Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG). Sở dĩ chọn đơn vị này là do ở cùng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có qui mô gần tương đương với Hoàng Anh Gia lai. Sử dụng phân tích Dupont để thấy mối liên hệ giữa các chỉ số, xác định được nguyên nhân để có giải pháp hiệu quả nhất.
Sử dụng phân tích các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Qua việc nhận diện các dòng tiền ta có thể nhận định được tình hình tài chính của công ty là tốt hay là không tốt. Tiền mặt là máu của công ty, đó là nhiên liệu để công ty tồn tại. Không có tiền mặt, nhân viên và người cung cấp không được chi trả, nợ không được thanh toán và các cổ đông không được nhận cổ tức. Vì vậy công ty cần phải có một lượng tiền mặt tương xứng để hoạt động. Thông tin về các dòng tiền mặt có thể ảnh hưởng tới người ra quyết định theo nhiều cách. Chẳng hạn, nếu các hoạt động thường lệ của công ty mang lại nhiều tiền mặt hơn số sử dụng thì các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao công ty này hơn là nếu bất động sản và máy móc thiết bị của công ty phải bán đi để tài trợ cho các hoạt động. Thông tin về các dòng tiền mặt cũng được sử dụng để đánh giá khả năng giành ưu thế trong những cơ hội kinh doanh mới của công ty.
Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dương thì cho thấy công ty có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền này âm cho thấy công ty cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền này âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
Khi dòng tiền từ hoạt động tài chính dương điều này cho thấy công ty thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy công ty thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay.
Ta có thể nhận xét của các trường hợp xảy ra đối với các trường hợp như sau :
Dòng tiền Dòng tiền liên quan đến
Hoạt động kinh doanh Hoạt động đầu tư Hoạt động tài chính
1 + - +
2 + + -
3 + - -
4 - - +
Dòng tiền 1: Khi dòng tiền hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính dương, dòng tiền hoạt động đầu tư âm, chứng tỏ công ty sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính mới để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là điều thể hiện tài chính của công ty lành mạnh.
Dòng tiền 2: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư dương, dòng tiền hoạt động tài chính âm. Chứng tỏ công ty sử dụng dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh và bán tài sản để trả nợ vay và/ hoặc trả cổ tức cho cổ đông. Dòng tiền 3: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm, chứng tỏ công ty sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để mở rộng kinh doanh và trả bớt nợ vay và/ hoặc trả cổ tức cho cổ đông.
Dòng tiền 4: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư âm, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương, điều này thể hiện công ty có vấn đề về kinh doanh, công ty này đang giải quyết khó khăn bằng cách vay nhiều hơn hoặc phát
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn
hành nhiều cổ phiếu hơn để có nguồn tài trợ cho hoạt đông kinh doanh và hoạt động đầu tư.