- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,
2.6.2 Cắt xén SD, thi công taluy quá cao, quá dốc khi XD đườnglà những tác động chủ yếu nhất gây ra trượt lở taluy đường giao thông
động chủ yếu nhất gây ra trượt lở taluy đường giao thông
2.6.2 .1. Cắt xén SD
Trong thi công đường miền núi bằng phương pháp nửa đào, nửa đào - nửa đắp không thể tránh khỏi việc cắt xén SD để tạo nền đường theo tiêu chuẩn XD. Cắt xén SD càng sâu thì khối đất đá đóng vai trò bệ đỡ (đối tải) ở chân taluy bị đào bốc đi càng lớn, trạng thái phá hủy cân bằng ứng suất trọng lực và nguy cơ trượt lở taluy càng cao. Ngoài tác động phá hủy trạng thái cân bằng ứng suất trọng lực, giảm thiểu độ ổn định trượt MD, cắt xén SD trong thi công đường còn tạo ra bề mặt taluy bị trơ trọi “phơi mưa”. Dưới tác động trực tiếp của dòng chảy tạm thời khi mưa lũ cường độ cao, kéo dài, quá trình TLĐĐ sẽ phát sinh mạnh mẽ ngay trên MD trơ trọi “phơi
mưa” vừa mới hình thành chưa lâu đó. Thực trạng TLĐĐ taluy đường giao thông miền núi ở vùng nghiên cứu và nhiều nơi khác ở nước ta trong mùa mưa lũ cũng như ở các SD bị cắt xén sâu liên quan với khai thác mỏ lộ thiên đã được khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập [26], [28], [30], [35], [42], [55], [58]....
2.6.2 .2. Tạo lập taluy quá cao vượt xa chiều cao ổn định giới hạn của MD
Về phương diện lý thuyết, nếu chiều cao taluy đường, bờ mỏ, chiều sâu kênh đào càng lớn thì độ ổn định trượt càng giảm. Vì vậy mà A. M. Đranhicov, 1949 đã phát biểu “nơi nào có chênh lệch lớn về độ cao mặt đất thì TLĐĐ xảy ra ở nơi đó”. Tài liệu thống kê cho thấy, ở các tuyến đường HCM nhánh Đông và nhánh Tây, khi chiều cao taluy dưới 10m thì TLĐĐ ít xảy ra và quy mô nhỏ (<200m3). TLĐĐ quy mô vừa thường phát sinh ở đoạn tuyến có taluy cao từ 10 - 30m, quy mô lớn và rất lớn chủ yếu phát sinh ở taluy cao hơn 50 m. Trượt lở taluy cao 40 - 100m với khối lượng từ 10.000 - 200.000m3 trên đèo Đá Đẽo, trượt lở taluy cao 60 - 80m trên đèo Khu Đăng với khối lượng 120.000 - 500.000m3 là những thí dụ điển hình nhất về tác động bất lợi của chiều cao taluy đối với vấn đề ổn định trượt taluy đường giao thông [40], [82]. Trượt lở bờ mỏ khai thác đá DIII, Bản Vẽ, Nghệ An chủ yếu là do bờ mỏ quá cao (208m), quá dốc (75 - 760) lại bị chấn động mạnh do nổ mìn phá đá với khối lượng thuốc nổ lớn [61], [108].
2.6.2.3. Tác động của việc gia tăng độ dốc taluy vượt quá giới hạn ổn định trượt
Ngoài ảnh hưởng bất lợi của chiều cao taluy quá lớn, khi độ dốc taluy càng tăng cao bao nhiêu thì độ ổn định trượt taluy càng bị giảm thiểu bấy nhiêu. Thế nhưng, trong thực tế thi công MD đường giao thông các kỹ sư thiết kế thường lấy độ dốc taluy (chủ yếu là taluy dương) cao hơn SD tự nhiên từ 5 - 10 đến 20 - 250. Do vậy chính ở các đoạn taluy cao lớn hơn 30 - 50m, lại dốc từ 40 - 50 tới 70 - 800 và cấu tạo từ vỏ phong hóa đất loại sét dày (30 - 100m) TLĐĐ quy mô nhỏ đến rất lớn xảy ra mạnh mẽ nhất, trong đó nhiều điểm trượt tiếp tục dịch động hằng năm khi mùa mưa lũ đến. Điển hình là một số điểm TLĐĐ quy mô lớn và rất lớn đã phát sinh trên các đoạn tuyến xung yếu (đèo cao, dốc, vỏ phong hóa dày) dọc đường HCM nhánh Tây như: đèo Sa Mù km198+580 (7850m3), km201+200 (42000m3), km204+910 (52500m3); đoạn Da krông - Tà Rụt: km260+240 (1800m3), km271+600 (4500m3), km280+450 (7100m3); đèo Pêke km314+550 (9000m3),
km315+950 (10.000m3); đèo Hai Hầm: km372+400 (6000m3), km384+665 (3700m3), km385+470 (5500m3), km403+272 (10000m3), km416+140 (1500m3), quốc lộ 1A km902+700 đèo Hải Vân (xấp xỉ 300.000m3); quốc lộ 49km92+700 - km 96+050 (22240m3) và TL 14 đèo LaHi (40000m3) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.