Quốc lộ 49 và vùng đồi núi kế cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 74 - 75)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

3.1.6.Quốc lộ 49 và vùng đồi núi kế cận

Quốc lộ 49 chạy hoàn toàn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế dài 102km. Ở đây trượt đất đá xảy ra liên tục và mạnh mẽ, tập trung chủ yếu ở các đoạn tuyến từ xã Hồng Hạ (A Lưới) đến khu vực đèo A Co cách Bốt Đỏ vài km, tại km 49 + 010 thuộc khu vực đỉnh đèo Kim Quy, km91+800 đến km102+500,… Đoạn đường này chạy qua khu vực núi cao trung bình với độ cao địa hình tương đối từ 200 đến 600m. Độ dốc địa hình núi phổ biến từ 15 - 200 đến 30 - 350, trượt đất đá xảy ra chủ yếu trong các thành tạo cát bột kết chứa tuff, cuội kết, sạn kết, cát bột kết, đá phiến sét… của hệ tầng Long Đại và phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Trong khu vực nghiên cứu, lượng mưa khá cao và liên tục từ 5 - 7 ngày, việc đốt rừng làm rẫy, khai thác khoáng sản diễn ra khá phổ biến ở các xã Hồng Hạ, Hồng Tiến nên đã gây trượt lở nghiêm trọng trên tuyến đường (ảnh 3.7, 3.8).

Ảnh 3.7. Mặt cắt ĐCCT và ảnh minh họa điểm trượt đèo Aco, QL 49, xã Hồng Hạ, A Lưới

Ảnh 3.8. Điểm trượt giải đoán trên ảnh viễn thám có tọa độ: 16020’22’’ và 107032’14’’

(Hồng Tiến, Hương Trà)

Vào mùa mưa lũ, trượt lở đất đá xảy ra mạnh mẽ và thường gây tê liệt giao thông hoàn toàn giữa huyện miền núi A Lưới với các vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế nhiều ngày liền. Trong khu vực đã phát sinh 8 khối trượt rất lớn,

khoảng 30 khối trượt lớn và nhiều khối trượt qui mô trung bình. Điển hình là các khối trượt với khối lượng đất đá lớn tại km92 + 750 (11.200m3), tại km93 + 150 (7200m3), km96 + 050 (3840m3),…. Ngoài ra xuất hiện khá nhiều khối trượt nhỏ trên các dải đồi phân bố từ thôn Bình Thuận, xã Bình Điền (Hương Trà) đến khu vực xã Hồng Hạ (A Lưới) (phụ lục bảng 3.6; phụ lục ảnh 3.6) [3],[13],[14],[82].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 74 - 75)