Trên các vùng đồi núi khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 75 - 76)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

3.1.9. Trên các vùng đồi núi khác

Trong đợt lũ tháng 12 năm 1999, tai biến trượt lở đất xảy ra ở khu vực dân cư thị trấn Phú Lộc đã gây nên những tổn thất đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, ruộng vườn...Tại khu 2 - thị trấn Phú Lộc ở phía Nam đèo Mũi Né, đất đá từ khối trượt kích thước lớn 421235m ập xuống phá huỷ hoàn toàn căn nhà kiên cố làm chết 1 người. Tại thôn Đá Bạc II - thị trấn Phú Lộc (Bắc đèo Mũi Né), khối trượt lớn làm sập căn nhà 1 tầng làm chết 2 cháu nhỏ. Hàng loạt khối trượt bất ngờ xảy ra dọc theo sườn Bắc dải núi Cao Đôi nhô ra vụng Cầu Hai (thôn Đá Bạc I - phía Đông QL1A), khối đất đá khổng lồ kích thước 30x40x8m đã vùi lấp làm chết thảm khốc 13 người một lúc.

Trong khu vực trung tâm huyện Phú Lộc có nhiều điểm trượt lớn khác. Điển hình là khối trượt có kích thước 120257m ở sườn Bắc đồi Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phú Lộc làm sập tường bao quanh nhà chủ tịch huyện.

Trên sườn các dãy núi quanh thị trấn Phú Lộc chu vi hơn 2.000m có tới 12 điểm trượt quy mô lớn, 6 điểm quy mô trung bình, rất nhiều điểm trượt nhỏ và đến đâu cũng gặp dấu vết những khối trượt đã xảy ra.

Tại xã Hồng Tiến (Hương Trà) đã từng xảy ra một vụ trượt đất cực lớn vào ngày 21/11/1999 với khối lượng đất đá lên tới 20.000m3 nhưng rất may là không có thiệt hại đáng kể. Đáng kể là 3 điểm trượt xảy ra đồng thời với lũ bùn đá đã gây tổn thất đến tính mạng con người ở thôn A So I, thôn A So II - xã Hương Lâm và thôn Hương Phú - xã Hương Phong (A Lưới, Thừa Thiên Huế) (phụ lục bảng 3.8; phụ lục ảnh 3.9)[3],[13],[14],[30],[72].

Tóm lại, qua 7 đợt khảo sát thực địa, cùng với tài liệu phân tích ảnh viễn thám vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế phát hiện 420 điểm dịch chuyển trọng lực trên các SD, MD. Trong đó, trên MD đường, công trình 381 điểm (chiếm 90,71%), từ sườn núi đồi 31 điểm (chiếm 9,29%).

3.2. Nguyên nhân phát sinh và điều kiện phát triển các quá trình dịch chuyển đất đá trên SD, MD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)