Công tác chọn tuyến (đường, tuynen, ) và khảo sát trong XD ít phù hợp với điều kiện ổn định SD, MD lãnh thổ XD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 61 - 62)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

2.6.1 Công tác chọn tuyến (đường, tuynen, ) và khảo sát trong XD ít phù hợp với điều kiện ổn định SD, MD lãnh thổ XD

với điều kiện ổn định SD, MD lãnh thổ XD

2.6.1.1. Chọn tuyến đường giao thông

Chọn tuyến đường giao thông là việc làm vô cùng khó khăn, phải dựa trên sự phân tích, cân đối nhiều yếu tố kinh tế, kỹ thuật, an ninh - quốc phòng, xã hội và môi trường và không phải lúc nào cũng làm được như mong muốn. Trong quá trình chọn tuyến đường giao thông, nếu các chuyên gia liên ngành có sự tham vấn ý kiến của nhau đầy đủ, kịp thời thì tuyến đường sẽ đảm bảo ổn định, TLĐĐ taluy sẽ được hạn chế đáng kể.

Theo kết quả khảo sát thực địa cùng với tài liệu thu thập được cho thấy, ở vùng đồi núi nghiên cứu, đèo cao đang bị nâng tân kiến tạo, là nơi vỏ Trái đất bị uốn nếp, vò nhàu mạnh, thường cấu tạo từ magma xâm nhập axit - trung tính, biến chất bị các hệ thống đứt gãy lớn phá hủy,…[30], [82], [83]. Mặt khác, đèo cao lại là những trung tâm mưa lớn và chế độ ẩm ướt gần như tồn tại quanh năm. Trong điều kiện ẩm ướt, đất đá cấu tạo các đới phá hủy kiến tạo càng dễ bị phong hóa nhanh, mạnh, hình thành vỏ phong hóa triệt để (đất loại sét) bão hòa nước, dày 50 - 150m, rất nhạy cảm với trượt lở đất quy mô lớn (10.000 - 20.000, thậm chí tới 500.000 m3/điểm trượt). Bên cạnh đó, các tuyến đường thường đi qua những khu vực có điều kiện địa chất, địa hình bất lợi, dễ phát sinh TLĐĐ. Nếu lấy đường HCM nhánh Tây làm đối chứng, đã phát hiện thấy nhiều đoạn tuyến đặt trùng vào đới đứt gãy kiến tạo như đèo Sa Mù (km 192 - km 214), Da krông - Tà Rụt - A Lưới, đèo Hai Hầm (km 384 - km 416). TLĐĐ cũng thường xuyên xảy ra nhiều hơn ở những nơi thành tạo đất đá phân lớp có thế nằm thuận dốc với

taluy đường giao thông (km 415 - km 416 đèo Hai Hầm) cũng như thuận dốc với hướng khai thác đá [3]. Đường vượt qua đèo cao, dốc, uốn khúc quanh co và bị nâng tân kiến tạo, chia cắt mạnh mẽ (đèo Sa Mù cao 1000 - 1600m, đèo Hai Hầm cao 800 - 1200m) là môi trường thuận lợi nhất cho TLĐĐ xảy ra như đã đề cập ở trên.

2.6.1.2. Khảo sát cho XD đường, công trình XD

Cho đến nay quy trình, quy phạm khảo sát cho XD ở những khu vực TLĐĐ chưa được soạn thảo hoàn chỉnh, nhất là chưa được áp dụng phù hợp. Vì vậy, công tác thăm dò, thí nghiệm xác định TCCL của đất đá chưa phù hợp với thực tế làm việc của MD, của công trình, kể cả công trình phòng chống trượt. Phần lớn các tường chắn chống TLĐĐ dọc các tuyến đường giao thông đặt móng quá nông, ngay trong tầng đất taluy trượt nên bị các khối đất trượt lôi kéo theo và nền đường cũng bị xô đẩy, bùng rộp (điểm trượt điển hình ở đèo Sa Mù, đèo Hai Hầm) [83], [86], [89]. Không những cung cấp tài liệu thăm dò không đáng tin cậy cho kỹ sư thiết kế chọn chiều sâu đặt móng tường chắn, các đơn vị khảo sát XD thường nhầm lẫn trong việc xác định vị trí tầng đá gốc khi khoan gặp tảng đá “mồ côi” trong khối đất đá trượt cổ [33]. Bên cạnh đó, việc các chuyên gia địa chất không quan tâm đầy đủ các vấn đề địa chất công trình bất lợi có thể phát sinh khi XD hay khai thác vật liệu XD và không có những khuyến cáo cần thiết cho cơ quan thiết kế, thi công cũng có thể xem như là nguyên nhân gián tiếp gây trượt bờ mỏ đá quá cao, quá dốc [61] và nhiều mỏ đá khai thác khác [4].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)