11. Lời cảm ơn
1.2.1. Đặc điểm phân bố, nguyên nhân, điều kiện, động lực, quy luật phát sinh, phát triển và phân loại dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc
phát triển và phân loại dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc
Dịch chuyển trọng lực đất đá là một trong những quá trình địa động lực phát triển mạnh mẽ ở nước ta, nhất là trên lãnh thổ đồi núi. Thực trạng nghiên cứu, phòng chống TLĐĐ vùng đồi núi, dọc các tuyến đường giao thông, bờ mỏ được phản ánh trong nhiều công trình khác nhau (Nguyễn Thanh, 1968; Dương Học Hải, Hồ Chất, 1986; Nguyễn Huy Quang, 2001; Lê Xuân Anh Hào, 2004; Trần Tân Văn, 2005; Lưu Tấn Hùng, 2006; Nguyễn Đức Lý, 2008; Doãn Minh Tâm, 2008; Phạm Văn Tỵ, 2008 v.v..). Phần lớn các tác giả tập trung mô tả hiện trạng, quy mô, mà ít chú ý phân tích nguyên nhân, điều kiện phát sinh TLĐĐ. Các công trình nghiên cứu về động lực, qui luật phân bố, phân loại trượt lở lại càng ít hơn (Vũ Ngọc Phương, 1998; Ngô Bích Trâm, Nguyễn Ngọc Thạch, Trịnh Thu Hoài, 1999; Huỳnh Thanh Bình, Huỳnh Đăng Vinh, 2008; Lê Xuân Anh Hào, 2004; Nguyễn Đức Lý, 2008 v.v..). Nhìn chung, quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá, tuy xảy ra ở nhiều nơi, gây tổn thất về nhân mạng, của cải và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển KT - XH, nhưng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và kết quả nghiên cứu vẫn còn ít được công bố rộng rãi [6], [22], [27], [48], [68], [78],…
1.2.2. Kiểm toán ổn định trượt sườn dốc, mái dốc
Thực tiễn dự báo, kiểm toán ổn định trượt SD, MD cho thấy phần lớn các nhà nghiên cứu, thiết kế nước ta thường sử dụng các phương pháp gần đúng có sự trợ giúp của phần mềm Slope/W. Các phương pháp gần đúng của Fellenius V., Bishop A.V; Goldstein M.N; Taylor D; Sakhunhianx G.M được lựa chọn để kiểm toán ổn định SD, MD có thành phần thạch học, mức độ đồng nhất về cấu trúc, hình dạng mặt trượt khác nhau.