3 Đường HCM nhánh Tây và vùng Tây Quảng Trị (Da Krôn g Tà Rụt)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 70 - 71)

- Đớ iA Vươn g Sêcông phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam vùng nghiên cứu, được cấu thành bởi 6 phức hệ vật chất cấu trúc: Neoproterozoi Paleozoi hạ,

3.1.3 Đường HCM nhánh Tây và vùng Tây Quảng Trị (Da Krôn g Tà Rụt)

Đường HCM nhánh Tây Da Krông - Tà Rụt dài 64,072km, bắt đầu từ km249 + 728 đến km313+800, giáp với địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoạn đường đang xét chạy qua khu vực có độ cao địa hình TB 250 - 750m, độ dốc trên 200, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn, do đó khu vực này trượt lở đất đá xảy ra khá phổ biến, có tới 121 điểm trượt lớn nhỏ, trong đó có 60 điểm làm tắc giao thông hoàn toàn. Một số điểm trượt có quy mô lớn như: km 260+240, khối lượng đất đá trượt xuống đường 1.800m3; km271+600, khối lượng đất đá trượt xuống đường 4.500m3; tại km280+500, khối lượng đất đá trượt xuống đường là 7.100m3; tại km313+600, khối lượng đất đá trượt xuống đường 6.000m3. Tổng khối lượng trượt gây ra trên đoạn đường này lên tới 67.515,5m3 (cơn bão số 9/2009) [3],[12],[13].

Qua khảo sát thực địa nhánh Da Krông - Tà Rụt, chúng tôi thống kê có 55 điểm trượt đất đá, trong đó có 14 điểm trượt có quy mô lớn, 26 điểm trượt có quy mô trung bình, 6 điểm có quy mô nhỏ và 9 điểm tiềm ẩn nguy cơ trượt do đốt rừng làm rẫy (phụ lục bảng 3.3; phụ lục ảnh 3.3). Các điểm trượt đất đá xảy ra chủ yếu trên các SD, MD vỏ phong hóa phụ đới edQ + IA1 dày 5 - 10m cho đến > 10m của các thành tạo trầm tích lục nguyên, lục nguyên phun trào, đá biến chất và đá magma axit - trung tính của các hệ tầng ALin, Tân Lâm, ANgo, Long Đại, A Vương và phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Góc dốc MD, sườn đồi núi dao động trong khoảng 25 - 450 và > 450. Khu vực này có nhiều hệ thống đứt gãy phát triển, nhất là hướng TB - ĐN, điển hình là hệ thống đứt gãy Da krông - A Lưới phát triển mạnh mẽ. Thảm thực vật ở đây còn được bảo tồn khá tốt. Nhìn chung DCĐĐ khu vực này xảy ra do sản phẩm phong hóa mềm bở, liên kết yếu, quá bão hòa dưới tác động của nước ngầm, nước mặt và ảnh hưởng của hoạt động chặt phá rừng, canh tác tự do trên SD (ảnh 3.1, 3.2).

Ảnh 3.1. Mặt cắt ĐCCT và ảnh minh họa điểm trượt tại km 280 + 050 Da krong

- Tà Rụt

Ảnh 3.2. Điểm trượt có tọa độ: 16042’27’’ và 106058’, Da krong - Quảng Trị giải đoán trên

ảnh viễn thám

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 70 - 71)