Giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 25 - 28)

11. Lời cảm ơn

1.1.6. Giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc

Quá trình dịch chuyển đất đá trên SD đã có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động KT - XD của con người từ xa xưa cho đến nay và do đó đã xuất hiện rất nhiều phương pháp phân loại DCĐĐ dựa trên nhiều tiêu chí (cơ sở khoa học) khác nhau. Chủ nhân của một số phương pháp phân loại DCĐĐ tiêu biểu được đăng tải trong các văn liệu khoa học cũng như sử dụng trong thực tiễn nghiên cứu bao gồm: Terzaghi K, 1950; Ban nghiên cứu đường sắt Mỹ, 1958; Đranhicov A.M, 1949; Emelianova E.P, 1972; Varnes D.J, 1978; Lomtadze V.D, 1982; Maxlov. N.N, 1955; Pavlov A.P, 1903; Popov I.V, 1946; Xavarensky F.P, 1934; Fixenco G.L, 1965. Do tiêu chí phân loại đa dạng và có khi không hợp lý nên không ít phương pháp phân loại khó sử dụng, nhất là việc đối sánh các kiểu, dạng dịch chuyển trọng lực đất đá giữa các phương pháp phân loại gặp nhiều khó khăn [23], [38], [47], [109].

1.1.5. Dự báo, cảnh báo và quan trắc dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc

Ngoài việc đánh giá định lượng khả năng trượt đất đá bằng phương pháp kiểm toán độ ổn định trượt SD hoặc MD khi đã có số liệu thăm dò, thí nghiệm cung cấp, ngày càng xuất hiện nhiều phương pháp bán định lượng và định lượng cho phép dự báo phân vùng mức độ nhạy cảm trượt đối với lãnh thổ rộng lớn hơn chưa được điều tra chi tiết và đồng bộ. Những phương pháp dự báo bán định lượng và quan trắc dài hạn trượt đất đá được giới thiệu khái quát trong nhiều giáo trình và tài liệu chuyên khảo khác nhau (Emelianova E.P, 1972; Lomtadze V.D, 1982; Popov I.V, 1946; Saaty T.L, 2000 v.v..) [23], [38], [47], [97].

1.1.6. Giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc lực đất đá trên sườn dốc

Trượt đất đá thường phát sinh do nhiều nguyên nhân và trong các điều kiện vô cùng phức tạp, đòi hỏi công tác nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại

phải được tiến hành tổng hợp, đầu tư lớn. Nói chung, công nghệ, thiết bị xử lý dịch chuyển trọng lực đất đá ngày càng đa dạng, hiện đại và hiệu quả hơn. Tuy vậy, bên cạnh nhiều phương pháp xử lý đã cơ bản ngăn chặn được trượt lở, đảm bảo ổn định SD hoặc MD công trình, vẫn còn không ít giải pháp công trình phòng chống đầu tư lớn mà hiệu quả không như mong muốn. Hệ thống giải pháp phòng chống dịch chuyển trọng lực đất đá mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng có thể chia thành các nhóm giải pháp sau đây: điều tiết dòng chảy mặt (san phẳng mặt dốc, XD hệ thống rãnh đỉnh kết hợp với dốc nước, trồng cây cỏ chống xói mòn đất v.v..); tháo khô đất đá chứa nước bằng lỗ khoan hút nước ; hầm, hào tháo khô v.v..; phân bố lại khối đất đá (phân bố lại ứng suất trọng lực) bằng biện pháp gọt đầu đắp chân MD; chống hoạt động xói lở bờ sông, suối bằng kè áp mái hộ bờ, mỏ hàn v.v..; gia cố đất đá SD hoặc MD bằng công trình tường chắn và neo giữ; cải tạo tính chất cơ lý đất đá (Flacus E, 1959; Lomtadze V.D, 1982; Popov I.V, 1959 v.v..) [38], [47], [101].

Ngoài cá nhân các nhà khoa học, một số quốc gia ở Châu Âu, Châu Á cũng đã quan tâm đến tai biến thiên nhiên (trong đó có TLĐĐ) và giảm nhẹ thiên tai. Từ năm 1994 đến nay, dự án “Lập BĐ tai biến thiên nhiên khu vực Đông Á” do Nhật Bản chủ trì đã thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo về vấn đề này (Tokyo, 1994, Bắc Kinh, 1996, Subic, 2000,…). Theo Pogrebov N.E, 1935 và Emelianova E.P, 1972, tính đến năm 1970 chỉ ở Liên Xô cũ đã xuất bản trên 2000 danh mục công trình nghiên cứu TLĐĐ, trong đó, phần lớn công trình nghiên cứu có giá trị đều do các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Trường Đại học chuyên ngành lớn thực hiện.

Nhận thức được mối hiểm họa do tai biến trượt lở đất gây ra, việc nghiên cứu, đánh giá tai biến TLĐĐ trên thế giới không chỉ dừng lại ở khía cạnh cụ thể của một đối tượng cụ thể mà đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và thực hiện các giải pháp phòng chống đồng bộ, thực sự đã giảm thiểu đáng kể các sự cố do tai biến TLĐĐ gây ra. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản, đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xác định các nguyên nhân, diễn biến và

PVDB NC TLĐĐ, nhằm quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, đưa ra các giải pháp phòng chống làm giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây ra. Tuy vẫn còn có sự mâu thuẫn về xác định nguyên nhân, điều kiện hình thành tai biến TLĐĐ giữa các nhà khoa học, nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp lớn lao của họ. Các công trình nghiên cứu TLĐĐ còn hướng tới từng đối tượng cụ thể như các điểm tập trung dân cư, các khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông, các hồ đập thủy điện, các khu kinh tế và đã đề xuất được các giải pháp phòng tránh tai biến TLĐĐ thực sự có hiệu quả.

Trung Quốc là nước chịu thiệt hại lớn về người cũng như tài sản vật chất do tai biến trượt lở đất gây ra (mỗi năm thiệt hại hàng chục tỷ Nhân dân tệ). Từ những năm 1989 - 1990, Trung Quốc đã thiết lập Atlas Phòng trị tai biến địa chất. Đây là một công trình đồ sộ, phản ánh đầy đủ những nội dung chủ yếu về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển, các vùng nguy cơ của từng loại tai biến địa chất, mức độ rủi ro do tai biến địa chất gây ra để cho mọi người dân nâng cao ý thức phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường.

Một thành công quan trọng của Viện Nghiên cứu đường sắt Tây Nam - Bộ Đường sắt Trung Quốc là đã nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân và xác lập cơ chế hình thành TLĐĐ trên các tuyến đường sắt. Chính nhờ đó mà Trung Quốc đã áp dụng thành công nhiều giải pháp phòng chống TLĐĐ ở trên các tuyến đường sắt ở vùng núi cao.

Năm 1992, Viện Điều tra cơ bản ĐCCT - ĐCTV Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu, điều tra và thành lập bản đồ phân loại, phân bố TLĐĐ lãnh thổ Trung Quốc, làm căn cứ định hướng cho công tác nghiên cứu tiếp theo ở từng vùng cụ thể, cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trên toàn bộ lãnh thổ. Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong đầu tư công nghệ quan trắc và dự báo tai biến TLĐĐ. Hiện nay, Trung Quốc đã trang bị hệ thống quan trắc tự động tại các khối trượt ven SD, gồm nhiều thiết bị khác nhau như: máy đo lưu lượng nước, máy đo mưa và máy cảnh báo nguy hiểm. Hệ thống cảnh báo tự động đã được lắp đặt ở khắp nơi thuộc các tỉnh miến núi phía Tây, Tây Nam của Trung Quốc, nhờ đó đã giảm thiểu được thiệt hại do trượt lở gây ra.

Sau Trung Quốc, các nhà khoa học Liên Xô cũ trước đây, Cộng hòa liên bang Nga ngày nay đã coi TLĐĐ là một trong những loại hình tai biến địa chất nguy hiểm cần phải nghiên cứu phòng tránh kịp thời. Các nhà khoa học Nga đã triển khai nghiên cứu trượt lở đất đá trên quan điểm địa chất học hiện đại. Các nhà khoa học Nga đã tiến hành phân loại TLĐĐ theo đặc điểm chuyển động, cơ chế phát sinh và nguồn vật liệu. Lomtadze V.Đ, Oxipov V.I, Soigu X.K, Sheko A.I, Rogozin A.L... còn đi sâu đánh giá các yếu tố chính tác động đến phát sinh TLĐĐ, xác lập các nguyên tắc PVDB NCTLĐĐ trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết hiện trạng TLĐĐ đã diễn ra, xác định các đặc trưng về quy mô, kích thước, tần suất diễn ra và mức độ thiệt hại do TLĐĐ gây ra ở khu vực nghiên cứu.

Các nhà khoa học Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Nêpan đã đi sâu đánh giá mức độ nguy hại, độ rủi ro từ các vùng nguy cơ tai biến TLĐĐ về kinh tế - xã hội tại vùng nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý sẽ hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho vùng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tránh được những rủi ro không đáng có. Do vậy, trong nghiên cứu tai biến TLĐĐ, cần phải xác định được mức độ rủi ro để có giải pháp phòng chống hiệu quả và hoạch định chính sách phát triển bền vững KT - XH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)