Khái quát về địa tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 40 - 44)

b. Enino và Lanina

2.2.1. Khái quát về địa tầng

Theo bản đồ ĐCKS (1:200000) các tờ Lệ Thủy - Quảng Trị - Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng, tại vùng đồi núi nghiên cứu bao gồm các thành tạo biến chất, trầm tích và trầm tích nguồn gốc núi lửa phát triển khá đa dạng nhưng phân bố không liên tục, có tuổi từ Paleozoi sớm đến Kainozoi (hình 2.1) với đặc điểm các phân vị địa tầng như dưới đây [15], [16], [17], [30], [82].

2.2.1.1. Phụ giới NeoProterozoi - Giới Paleozoi, hệ Cambri, thống hạ

Phụ giới này chỉ có hệ tầng Núi Vú (NP-  1nv) lộ ra hạn chế ở các xã A Bung và A Pey - A Dang (A Lưới) với diện tích 100km2. Thành phần gồm các đá phun trào mafic xen trầm tích lục nguyên carbonat ở phần dưới, lục nguyên - silic ở phần trên. Phần lớn đá kém ổn định đối với phong hoá (chứa các khoáng vật dễ bị phong hoá hoá học như: feldspat, sericit, clorit, amphibol, hornblend, calcit, mica, epidot, v.v.., chiếm 45 - 90% so với các khoáng vật ổn định phong hoá như thạch anh, silic chiếm 15 - 55%), góc dốc 50 - 800. Bề dày hệ tầng 1300 - 1500m.

2.2.1.2. Giới Paleozoi (PZ)

- Hệ tầng A Vương(2 - O1av) phân bố không nhiều dọc sông Da krông, khu vực La Sam, Tà Long, Làng Vây, A Vao, Tà Lao, La Dụt. Thành phần thạch học là các đá phiến thạch anh 2 mica, đá phiến thạch anh, đá phiến biotit - thạch anh, đá phiến serixit - clorit - thạch anh, đá phiến sét chứa hữu cơ,... của 3 phân hệ tầng: A Vương dưới (Є2 - O1av1), A Vương giữa (Є2 - O1av2) và A Vương trên (Є2 - O1av3). Phân hệ tầng A Vương trên vắng mặt trên lãnh thổ Quảng Trị. Phần lớn các đá của hệ tầng A Vương kém ổn định đối với phong hóa (feldspat, sericit, clorit, calcit, muscovit, biotit... chiếm tỷ lệ cao 15 - 98%), còn hàm lượng thạch anh, silic v.v... thấp hơn, dao động trong khoảng rất rộng 6 - 80% (ở quarzit đến 60 - 80%). Toàn bộ diện lộ của hệ tầng đều phân bố ở cánh Tây Nam đứt gãy Da krông - A Lưới, góc dốc 70 - 850, bề dày hệ tầng 1700 - 2000 m.

HÌN ÌN H 2.1. B ẢN Đ ĐỊA C H ẤT V ÙN G Đ I N ÚI Q UẢN G TRỊ - T H ỪA T H IÊN H U ( T LỆ 1 /20 0 .00 0)

- Hệ tầng Long Đại(O3 - S1) phân bố khá rộng rãi ở TN - ĐB Bốt Đỏ (A Lưới), phía Bắc cầu Da krông, cửa suối Rào Quán. Thành phần thạch học chủ yếu là cát bột kết, đá phiến sét, thấu kính đá vôi, sét vôi, cát kết, cát kết dạng quarzit, đá phiến sericit, đá silic, cát kết tuf...., có cấu trúc phân nhịp khá rõ. Các loại đá phiến nghèo thạch anh với hàm lượng feldspat, clorit, sericit, khoáng vật sét calcit, biotit, mustcovit chiếm tỷ lệ phổ biến 42 - 70%. Đối với đá giàu thạch anh, silic, hàm lượng khoáng vật kém bền vững chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 20 - 45%, hàm lượng thạch anh, silic khá cao, đạt 50 - 75%. Đá hệ tầng cắm dốc về phía Bắc - Đông Bắc: 340 - 350700 - 800. Bề dày hệ tầng tới 3000 m.

- Hệ tầng Đại Giang (S2 - D1dg) chiếm diện tích rất hẹp ở phía Tây Bắc huyện Hướng Hóa. Thành phần thạch học là thành tạo trầm tích lục nguyên gồm: cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét xen kẹp đá vôi sét, đá vôi. Bề dày chung của hệ tầng đạt tới 500 - 1800m.

- Hệ tầng Tân Lâm(D1tl) lộ ra với diện tích không lớn ở Tân Lâm, Hướng Lập, Đá Bàn - Ta Loau (Quảng Trị) và dọc theo đứt gãy Da krông - Huế, mở rộng về phía Thuỷ Phương tạo thành các nếp lõm hẹp ở vùng Nam Đông, Tây Nam thành phố Huế, Phong Điền, Hương Trà với diện tích vài trăm km2. Hệ tầng Tân Lâm gồm 2 phân hệ tầng: Tân Lâm dưới (D1tl1) và Tân Lâm trên (D1tl2). Thành phần thạch học: cát - sạn kết thạch anh, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét tím gụ chứa hóa thạch tay cuộn (Brachiopoda), sét vôi, thấu kính đá vôi. Đá phân lớp mỏng, thế nằm cắm dốc về ĐB: 200 - 350500 - 700. Chiều dày hệ tầng khoảng 1.200m.

- Hệ tầng Cò Bai (D2-3cb) lộ ra thành các chỏm nhỏ ở Cò Bai (Tây Bắc Hướng Hóa), Tân Lâm và ở phía Tây Nam Quảng Trị, Tây Huế, khu vực Nam Đông, Hương Trà, Phong Điền... với diện tích lộ khoảng vài chục km2. Thành phần chủ yếu: đá vôi phân lớp màu đen xen đá vôi silic, thấu kính silic vôi, đá vôi xám sáng phân lớp trung bình - mỏng, thấu kính sét vôi màu đen..., đá có thể nằm dốc 40 - 500. Tổng bề dày hệ tầng là 500 - 600m.

- Hệ tầng La Khê (C1lk) lộ ra thành dải bao quanh khối đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn ở phía Tây Bắc Đông Hà. Thành phần thạch học gồm cát kết hạt thô, cát kết dạng quarzit xen đá phiến sét, bột kết màu xám, xám đen phân lớp mỏng, sét than, đá phiến silic than màu xám đến xám đen, đá vôi silic, đá phiến vôi, vôi sét màu xám đen. Bề dày chung của hệ tầng khoảng 200 - 300m.

- Hệ tầng Bắc Sơn(C - Pbs) lộ ra thành dải viền mỏng bao quanh khối đá Carbon - Pecmi của hệ tầng Bắc Sơn ở Cam Lộ. Thành phần thạch học của hệ tầng khá đồng nhất, được cấu tạo từ đá vôi xám đen xen sét vôi chứa san hô (Corala), chuyển lên đá vôi xám phân lớp dày chứa nhiều trùng lỗ (Foraminifera) nên được xếp vào tuổi Carbon - Permi.Tổng bề dày hệ tầng khoảng 300 - 500m.

- Hệ tầng A Lin (P ? al) phân bố dọc theo hệ thống đứt gãy Da krông - A Lưới đến đèo Pê Ke, thượng nguồn sông Da krong đến A Lưới (TTH). Đặc điểm thạch học được chia thành hai phân hệ tầng: phân hệ tầng Alin dưới (P?al1) và phân hệ tầng Alin trên (P?al2). Thành phần thạch học bao gồm: phun trào andesit xen tuf, cuội kết ở phần dưới và cuội kết, tảng, cát sạn kết xen ít bột kết, bột kết tuf ở phần trên, góc dốc từ 10 - 150 đến 20 - 250. Thành phần khoáng vật ổn định đối với phong hóa (thạch anh, silic) chiếm 5 - 53%, còn tỷ phần khoáng vật dễ bị phong hóa là 36-92% (feldspat: 30-43%, biotit+muscovite: 0 - 5%, serixit + clorit + khoáng vật sét: 0-90%). Bề dày chung của hệ tầng khoảng 650 - 750m.

- Hệ tầng Cam Lộ(P2cl) chỉ phân bố ở Khe Mỏ Hai, Đầu Mầu, Cam Lộ. Mặt cắt Cam Lộ - Khe Mỏ Hai từ dưới lên gồm: đá phiến sét than, đá phiến sét xen các lớp mỏng cát kết, bột kết chuyển lên phiến sét xám lục, phiến sét vôi xám sẫm, thấu kính đá vôi chứa hóa thạch trùng lỗ (Foraminifera). Bề dày chung của hệ tầng khoảng 200m.

2.2.1.3. Giới Mesozoi

- Hệ tầng A Ngo (J1an) phân bố ở phía Tây vùng đồi núi nghiên cứu (Hướng Hoá, A Đang và A Ngo, A Lưới) và bao gồm hai phân hệ tầng: phân hệ tầng dưới (J1an1)và phân hệ tầng trên (J1an2). Thành phần thạch học được cấu tạo từ nhiều tập xen kẽ nhau của cuội - sạn kết, cát kết, cát bột kết, bột kết chứa vôi, ít hơn có sét vôi, đá vôi màu xám, phân lớp trung bình có chứa hóa thạch chân rìu (Cardinia). Đá của hệ tầng ít bị biến vị, góc dốc từ 10 - 150 đến 20 - 250, ở gần với các đứt gãy kiến tạo dốc tới 35 - 400. Bề dày chung của hệ tầng trên dưới 1000m.

- Hệ tầng Mụ Giạ (K2mg) phủ không chỉnh hợp trên các trầm tích Paleozoi và granit Permi - Trias. Thành phần thạch học: cuội kết, dăm kết, sạn kết gắn kết kém. Thành phần hạt cuội gồm: đá vôi, silic, đá phiến sét v.v..., độ mài mòn kém, kích thước lớn, phân lớp dày và có màu đỏ tím. Phần trên chủ yếu là cát sạn kết, bột kết, sét kết màu vàng, màu đỏ v.v... Dọc hành lang đường HCM, ở bản Chênh Vênh (Quảng Trị), hệ tầng gồm cát, bột kết màu nâu đỏ, màu tím, phân lớp dày, tạo thành

dải rộng, khoảng 500 - 1.000m kéo dài theo phương TB - ĐN. Bề dày của hệ tầng Mụ Giạ dưới khoảng 300 - 500m.

2.2.1.4. Giới Kainozoi: Bao gồm hệ Neogen (N) và Đệ Tứ (Q) với các đặc điểm về thành phần như sau:

- Phun trào bazan Pliocen - Pleistocen hạ (N2-Q1) phân bố ở nhiều nơi có độ cao khác nhau như: A Dua (600 - 700m), Cùa (30 - 100m), khối Đông Gio Linh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng trị Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (toàn văn + tóm tắt) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)